Mất tiền từ cuộc gọi rác: Nhiều thủ đoạn mới

Diệu Trang-Thứ ba, ngày 18/12/2012 11:30 GMT+7

Ảnh minh họa

Những ngày gần đây, các chủ thuê bao di động lại tiếp tục bị làm phiền và… moi tiền từ các cuộc giả gọi nhỡ nhằm câu khách gọi lại. Phóng viên bản tin Tài chính tiêu dùng đã vào cuộc điều tra và phát hiện nhiều mập mờ trong dịch vụ cho thuê tổng đài và đầu số nhắn tin của một số nhà mạng.

Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ngày càng nhiều chủ thuê bao di động bị mất tiền vì gọi lại những số điện thoại trong mục cuộc gọi nhỡ. Phóng viên bản tin Tài chính tiêu dùng đã vào cuộc điều tra và phát hiện nhiều mập mờ trong dịch vụ cho thuê tổng đài và đầu số nhắn tin của một số nhà mạng.
Thủ đoạn mới
Những ngày gần đây, các chủ thuê bao di động lại tiếp tục bị làm phiền và… moi tiền từ các cuộc giả gọi nhỡ nhằm câu khách gọi lại. Nhưng khác với kiểu nháy máy từ các đầu số vệ tinh như 881, 882… đã bị dư luận phát giác cách đây ít tuần, lần này, thủ đoạn đã được nâng cấp: Số nháy tới là các thuê bao điện thoại (cả di động và cố định) của các nhà mạng trong nước. Trước chiêu trò “khó đỡ” này, khách hàng đương nhiên bị mắc lừa.
Chị Đỗ Bảo Trâm, sinh viên đại học Công đoàn, Hà Nội cho biết: “Khi mình gọi lại thấy có giọng một anh hỏi liên tục những câu hỏi không liên quan đến mình. Mình bảo nhầm máy rồi họ lại hỏi sang chuyện khác”.

Một khách hàng từng bị làm phiền vì cuộc gọi giả nhỡ khác cho biết: “Ban đầu mình thấy người ta dùng sim rác nên mình ít gọi lại. Nhưng một lần mình bị mắc lừa vì họ dùng số VIP, tưởng là bạn mình gọi nên bị gọi lại. Gọi lại thì nghe thấy tiếng bip như chuyển hướng gọi, rồi nghe thấy bản nhạc. Cuối tháng thấy bị trừ tiền”.
Lần theo các số điện thoại gọi nhỡ, phóng viên Bản tin Tài chính phát hiện ra một điểm chung: Nếu gọi lại cho số điện thoại giả nhỡ đó, khách hàng sẽ lập tức được chuyển hướng cuộc gọi đến một tổng đài trả lời tự động quảng cáo cho một đầu số của dịch vụ Gọi giá cao 1900 nào đó.

Điều này càng có cơ sở khi thời điểm này cũng xuất hiện một loạt các tin nhắn rác với cùng một nội dung mời gọi vào các tổng đài 1900 với mục đích “tình cảm”.
Anh Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển, công ty An ninh mạng BKAV cho biết: “Theo thống kê của chúng tôi vào ngày cao điểm có tới 1,3 cuộc gọi nhỡ dạng nháy máy để mồi cho người sử dụng gọi lại”.
Phát tán hơn một triệu cuộc gọi nhỡ trong một ngày. Khó tin, nhưng có thể là thật, với các thiết bị đang được bán công khai trên mạng với giá chỉ từ 1-4 triệu đồng như hiện nay.
Nhân viên của một đơn bị bán thiết bị nói: “Phần mềm bên em chỉ gửi được tin nhắn đến nhiều máy cùng lúc thôi, không gọi được. Nếu muốn gọi đi nhiều cuộc thì chị phải có một thiết bị gì đó như là chiếc điện thoại ấy”.
Dù người bán, vì lý do nào đó, cam đoan thiết bị của họ chỉ gửi được tin nhắn, nhưng trong phần giới thiệu tính năng của thiết bị này lại ghi rõ có thể thiết lập các cuộc gọi.

Một thiết bị cho phép có thể cài vào 8 SIM điện thoại cùng lúc để gửi tin nhắn cũng như các cuộc gọi tới 8 số điện thoại khác nhau. Nếu mỗi cuộc gọi nhỡ chưa kịp đổ chuông là khoảng 1 giây thì mỗi giây sẽ có 8 máy điện thoại bị làm phiền và mỗi ngày. Về lý thuyết mỗi ngày thiết bị này sẽ thực hiện được khoảng 80 nghìn cuộc gọi nhỡ, đồng nghĩa với từng ấy máy điện thoại bị làm phiền, bị mời gọi tới những tổng đài dịch vụ gọi giá cao 1900.
Đùn đẩy trách nhiệm!
Ông Nguyễn Việt Khoa, trung tâm Thanh khoản, công ty Viễn thông Liên tỉnh VTN – VNPT thừa nhận: “Hành vi gọi đến để mồi chài gọi đến các đầu số dịch vụ gọi giá cao đúng là cũng khó khăn (trong phát hiện) vì nó không giống như tin nhắn, có lưu lại trong tính cước hoặc trong nội dung”.
Còn anh Nguyễn Phương Hùng, phó giám đốc công ty Viễn thông quốc tế FPT thì cho rằng: “Liên quan đến kiểm soát nội dung, do lượng đầu số quá lớn, chúng tôi chưa có biện pháp thật hữu hiệu để kiểm soát được nội dung hoặc hình thức phát tán tin quảng cáo cho đầu số. Chúng tôi vẫn phụ thuộc vào các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà mạng”.
Không nhận biết được các cuộc gọi nhỡ có dấu hiệu lừa đảo khách hàng, không kiểm soát được hết nội dung mà các nhà cung cấp nội dung dịch vụ 1900 (gọi tắt là các CP)… đây là những hạn chế đã được chính các nhà cung cấp thừa nhận. Hiện có 6 nhà cung cấp được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép cho quản lý các dải số gọi dịch vụ giá cao 1900. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chịu trách nhiệm về sự phiền toái và những thiệt hại có thể có của người tiêu dùng không chỉ là các nhà cung cấp đầu số 1900.
Theo sơ đồ tính toán, nếu người dùng điện thoại theo lời quảng cáo mà gọi tới đầu số 1900, người tiêu dùng sẽ cõng trên lưng khoản lợi nhuận của cả 3 đầu mối gồm: Nhà cung cấp thuê bao; nhà cung cấp đầu số 1900 và nhà cung cấp nội dung của dịch vụ 1900 (gọi tắt là các CP) đều được tiền. Tỷ lệ ăn chia trung bình trên cước phí cuộc gọi lần lượt là 40%, 20% và 40%. Chuỗi lợi nhuận này cho thấy, tất cả các nhà cung cấp này đều phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng các cuộc gọi nhỡ giả, các “cuộc gọi rác” kiểu này.

Tuy nhiên, các nhà mạng di động như Vinaphone, Mobifone, Viettel hiện vẫn chưa có ý kiến chính thức về vấn đề này. Vậy nên, cho đến lúc có một chế tài dành riêng cho các cuộc gọi rác như đối với “tin nhắn rác”, nhiều người đành phải tính riêng cho mình một cách tự vệ.
Một khách hàng từng bị làm phiền vì cuộc gọi giả nhỡ, Hà Nội cho biết: “Mình sẽ nhắn tin là “ai đấy” nếu không trả lời thì mình cũng không gọi lại”.
Chị Đỗ Bảo Trâm, sinh viên đại học Công đoàn nói: “Nếu trả lời đến lần thứ hai là “nhầm rồi” mà họ vẫn còn nói thì mình sẽ kết thúc cuộc gọi và nói với bạn bè”.
Có một điểm cũng nên nhấn mạnh trong câu chuyện này, là khác với các cuộc gọi từ đầu số vệ tinh 881, 882…, các cuộc gọi nhỡ kiểu này đều dùng các thuê bao di động và cố định của các nhà mạng Vinaphone, Viettel, MobiFone… Tất cả chúng ta đều biết là để sở hữu các thuê bao này, theo quy định hiện hành, người dùng phải đăng ký bằng số CMND. Vậy nên để tình trạng các thuê bao cụ thể đó có hành vi nháy máy gây phiền toái hoặc moi tiền của khách mà các nhà mạng không biết, không phát hiện được thì hoặc là công cuộc chống sim rác, sim ảo vẫn dậm chân tại chỗ, hoặc là các nhà mạng nói dối.
Quý khán giả quan tâm tới vấn đề này có thể xem lại chương trình Tài chính – Tiêu dùngtại đây.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước