Hơn 30 năm qua kể từ khi công cuộc Đổi mới được khởi xướng, tư tưởng, quan điểm của Hồ Chủ Tịch về kinh tế tư nhân và nền kinh tế nhiều thành phần đã và đang được hiện thực hóa.
Tháng 10/1945, chỉ sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ít lâu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi tới giới Công Thương Việt Nam. Trong thư, Người nhấn mạnh: "Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới Công Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng".
Hồ Chủ Tịch đã sớm nhìn ra tầm quan trọng của kinh tế tư nhân, cũng như của nền kinh tế nhiều thành phần. Điều này được Người thể hiện rõ nhất trong tác phẩm "Thường thức chính trị" (năm 1953) khi chỉ ra 5 thành phần kinh tế.
Nói về vai trò và mối quan hệ của các thành phần kinh tế trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh 4 chính sách mấu chốt, bao gồm: "Công tư đều lợi - Chủ thợ đều lợi - Công nông giúp nhau - Lưu thông trong ngoài".
Những quan điểm về kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Thực tế đã chứng minh, trải qua hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam không chỉ tăng nhanh về quy mô và tiềm lực, mà còn chứng kiến vai trò tích cực của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Trong đó kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!