Tư vấn trực tuyến: "Loãng xương: Từ nội khoa đến ngoại khoa"

P.VCập nhật 12:05 ngày 09/05/2023

VTV.vn - Chương trình tư vấn trực tuyến "Loãng xương: Từ nội khoa đến ngoại khoa" sẽ diễn ra vào lúc 20h, thứ 3 ngày 9/5/2023.

Loãng xương diễn tiến âm thầm, đang có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi thì 1 người mắc bệnh loãng xương. Phụ nữ có thể giảm tới 20% mật độ xương sau mãn kinh từ 5-7 năm.

Tình trạng xương mỏng, yếu dần theo thời gian gây hậu quả nặng nề như xẹp đốt sống, rạn nứt xương, gãy xương; gây nhiều biến chứng nguy hiểm như gãy lún cột sống, cong xương, cong ống chân, cong vẹo cột sống... ảnh hưởng đến chất lượng sống và tuổi thọ của người bệnh.

Chất lượng xương thấp dễ làm người cao tuổi bị gãy cổ xương đùi, gãy liên mấu chuyển khi té ngã. Người bị gãy xương phải nằm bất động khi điều trị tăng nguy cơ biến chứng loét tì đè, tim mạch, hô hấp, thuyên tắc phổi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu… tăng nguy cơ tử vong.

PGS.TS Đặng Hồng Hoa, Trưởng khoa Cơ xương khớp, BVĐK Tâm Anh Hà Nội cho biết, lối sống ít vận động, chế độ ăn thiếu hụt vitamin D và canxi, sử dụng một số thuốc kéo dài... tăng nguy cơ loãng xương. Loãng xương trẻ hóa do nhiều người mắc bệnh lý nội tiết, bệnh thận mạn, các bệnh tự miễn, bệnh lý tuyến giáp, suy gan… Bên cạnh đó, yếu tố tuổi tác, phụ nữ mãn kinh, gia đình có tiền sử loãng xương tăng nguy cơ mắc bệnh.

Số người loãng xương ở nước ta có xu hướng tăng và ngày càng nhiều phụ nữ bị loãng xương ở độ tuổi khá trẻ. Theo Hội Loãng xương TP. Hồ Chí Minh, có khoảng 3,6 triệu người Việt Nam bị loãng xương, trong đó có hơn 2,4 triệu phụ nữ. Dự báo đến năm 2030 cả nước có hơn 4,5 triệu người bị loãng xương, trong đó nữ giới chiếm 70 - 80%.

Nguyên nhân nào khiến loãng xương ngày càng trẻ hóa?

Những đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương cần tầm soát?

Phương pháp hiện đại nào giúp chẩn đoán và điều trị loãng xương ngay từ giai đoạn sớm?

Khi nào cần can thiệp ngoại khoa: Phẫu thuật cột sống hay Thay khớp háng có khó khăn với người bệnh loãng xương

Các biến chứng loãng xương được khắc phục hiệu quả bằng phương pháp nào?

Cách chăm sóc người bị loãng xương và phòng ngừa bệnh ra sao?

Chương trình Giao lưu trực tuyến chủ đề: LOÃNG XƯƠNG: TỪ NỘI KHOA ĐẾN NGOẠI KHOA sẽ cập nhật những thông tin y khoa hữu ích về bệnh loãng xương, dấu hiệu nhận biết, phương pháp hiện đại chẩn đoán, điều trị toàn diện bệnh loãng xương, những biến chứng thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả.

Các chuyên gia hàng đầu lĩnh vực Cơ xương khớp và Chấn thương chỉnh hình tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh sẽ giải đáp các vấn đề về bệnh loãng xương, những phương pháp chẩn đoán phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả từ thuốc đến phẫu thuật:

TTƯT.PGS.TS Đặng Hồng Hoa, Trưởng khoa Cơ xương khớp, BVĐK Tâm Anh Hà Nội.

PGS.TS.BS Vũ Thị Thanh Thủy, khoa Cơ xương khớp, BVĐK Tâm Anh Hà Nội.

BSCKI Trần Xuân Anh, Trưởng khoa Thần kinh Cột sống, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, BVĐK Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh.

Đặt câu hỏi ngay tại bài viết để được các chuyên gia giải đáp trực tiếp trong chương trình.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Lên trên

KHÁCH MỜI THAM DỰ

Ý kiến / Tương tác
    Xem Thêm
    Gửi
    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước