Lady Gaga trở thành đề tài nghiên cứu khoa học

Roses (BBC, SGTs)-Thứ năm, ngày 04/11/2010 13:00 GMT+7

Trường đại học Nam Carolina đang cho tiến hành một nghiên cứu xã hội về cuộc sống, công việc và quá trình gây dựng danh tiếng nữ ca sỹ có phong cách không giống ai Lady Gaga.

Đề tài nghiên cứu Lady Gaga and the Sociology of the Fame được giáo sư Mathieu Deflem chủ trì và phát triển. Trong lời đề dẫn của đề tài, giáo sư Mathieu Deflem khẳng định, nghiên cứu này có thể giúp sinh viên xã hội học nói riêng và khán giả nói chung hiểu hơn về “hiện tượng xã hội Lady Gaga” dưới góc nhìn và lý giải học thuật.

“Chúng ta nhìn cô ấy (Lady Gaga) là một hiện tượng xã hội”, giáo sư Deflem khẳng định với sinh viên trường đại học Nam Carolina trên tờ báo nội bộ của trường. “Đó không phải là chuyện của một cá nhân, cũng không phải là chuyện của âm nhạc. Đó là hiện tượng xã hội khi thu hút tới 10 triệu người hâm mộ trên mạng xã hội Facebook và 6 triệu người theo dõi qua mạng xã hội Twitter”, ông nói thêm.


"Tôi đã từng xem 30 buổi biểu diễn của Lady Gaga và rồi tôi nghĩ, ồ, chuyện quái gì thế nhỉ? Tại sao chúng ta không có một khóa học hay đề tài nghiên cứu về Lady Gaga và cách gây dựng tên tuổi của cô ấy"

- Giáo sư Mathieu Deflem

Tin tức có liên quan:

Lady Gaga đạt mốc 1 tỷ người xem trên Youtube

Lady Gaga đạt kỷ lục 10 triệu fan trên Facebook

Lady Gaga – Ngôi sao có ảnh hưởng mạnh nhất năm

Trong khuôn khổ của đề tài, nhóm nghiên cứu mong muốn “làm rõ một vài nguyên nhân xã hội xác đáng cũng như tầm ảnh hưởng của Lady Gaga” bắt nguồn từ âm nhạc, các video, thời trang cùng những “thủ thuật” khác của cô ca sỹ vừa đạt mốc 1 tỷ người nghe trên trang video Youtube. Từ đó, đề tài cũng giúp người đọc hình dung quá trình hình thành và phát triển của một ngôi sao của làng giải trí trong xã hội hiện đại ngày nay, nơi “các phương tiện truyền thông và mạng xã hội sở hữu sức mạnh không biên giới”.
Để làm rõ “hiện tượng Lady Gaga”, giáo sư Mathieu Deflem cho biết nhóm nghiên cứu sẽ phải làm rõ các vấn đề liên quan đến “chiến lược marketing, vai trò của các phương tiện truyền thông cũ và mới, vai trò của người hâm mộ, quy trình tổ chức một đêm nhạc, văn hóa của người đồng tính, tôn giáo, nền tảng chính trị, các vấn đề liên quan tới giới tính và những nét khác biệt của một thành phố đa sắc tộc như New York”.
Trả lời phỏng vấn của kênh BBC, giáo sư Mathieu Deflem khẳng định, các phương tiện truyền thông “đơn giản là sửng sốt” trước đề tài nhóm nghiên cứu. “Câu truyện lan truyền đi như bị nhiễm virus vậy… Những nghiên cứu trước đó của tôi về chủ nghĩa khủng bố đã thu hút được nhiều sự chú ý nhưng nó chẳng là gì với một đề tài về Lady Gaga”, ông cho biết.
Trang web chính thức của nhóm nghiên cứu cho biết, đề tài sẽ chính thức được triển khai vào đầu năm sau, 2011.
Sinh ra tại Bỉ, giáo sư Mathieu Deflem hiện đang giảng dạy tại trường đại học Nam Carolina. Là nhà xã hội học, ông đặc biệt hứng thú với các đề tài như chủ nghĩa khủng bố, kiểm soát tội phạm và sự tác động của Internet tới xã hội.
Nổi lên từ năm 2008 với album Fame (Danh tiếng), ca sỹ hát nhạc pop Lady Gaga đã trở thành chủ đề thường xuyên của các phương tiện truyền thông không chỉ các ca khúc ăn khách, các video có phần “quái dị” mà còn bởi phong cách thời trang và ứng xử không giống ai.
Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của Lady Gaga là không thể phủ nhận khi cô được tạp chí Time bình chọn là nghệ sỹ có ảnh hưởng nhất năm 2010. Lady Gaga cũng giành được rất nhiều giải thưởng tại các lễ trao giải MTV Music Award.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước