Làm giàu từ tài nguyên văn hóa

Trần Hướng, Quý Huy-Thứ sáu, ngày 27/10/2023 12:45 GMT+7

VTV.vn - Thực tế ngày càng chứng minh rằng những quốc gia chuyển hóa tốt nguồn tài nguyên văn hóa thành sức mạnh nội sinh là quốc gia có những tiền đề vững chắc cho sự hội nhập quố

Trong 5 năm liên tiếp vừa qua, Việt Nam được tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới bình chọn là "Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á". Điều này đã khẳng định sức cuốn hút hàng đầu về tài nguyên thiên nhiên mà đặc biệt ở đây là Tài nguyên văn hóa của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế.

Thực tế ngày càng chứng minh rằng những quốc gia chuyển hóa tốt nguồn tài nguyên văn hóa thành sức mạnh nội sinh là quốc gia có những tiền đề vững chắc cho sự hội nhập quốc tế. 

Và Việt Nam chúng ta với chiều dài lịch sử và truyền thống, có đầy đủ những tiềm năng và thế mạnh về nguồn tài nguyên riêng có này. Đã có những con người mạnh dạn tiên phong, khai thác tiềm năng văn hoá trên chính quê hương của mình, để trước tiên làm giàu cho chính bản thân, và sau đó là góp phần tôn vinh bản sắc văn hoá địa phương.

Người phụ nữ làm giàu từ tài nguyên văn hóa 

Chị Lý Thị Quyên, Giám đốc Hợp tác xã Thiên An, Huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn từng là sinh viên sư phạm với mong ước trở thành cô giáo. Thế nhưng, vì nhiều lý do chị Quyên đã trở về với ruộng nương và từng bước nhận thấy giá trị tiềm năng từ văn hóa bản địa.

Từ những gợi ý của chuyên gia khi tham gia các lớp học tập huấn tại địa phương, chị Quyên đã tìm ra sản phẩm kết hợp giữa bài thuốc người Dao và sản phẩm thêu thổ cẩm, kết nối với bà con người Dao trồng cây dược liệu và sản phẩm thêu tay. Hợp tác xã của chị Quyên giờ đã là nơi tạo công việc cho rất nhiều chị em người Dao, thậm chí là cả những người phụ nữ đã 76 tuổi.

Làm giàu từ tài nguyên văn hóa - Ảnh 1.

Ngoài các sản phẩm gối dược liệu, hợp tác xã của chị Quyên còn có nhiều sản phẩm sáng tạo dựa trên chất liệu thêu thổ cẩm. Tận dụng tối đa sự trợ giúp của công nghệ để lan tỏa sản phẩm của núi rừng tới với mọi người.

Không chỉ có cô giáo Quyên, mà còn nhiều những người dân khác cũng đang tích cực trở về quê hương mình, sáng tạo trên những gì quê hương đang có, để tìm ra những nét riêng, độc đáo, mà vẫn phù hợp với xu thế của thời đại.

Sáng tạo với nguồn tài nguyên văn hóa

Khi văn hoá kết hợp với các lĩnh vực khác sẽ cho ra đời những loại hình, mô hình mới, mang tính độc bản. Du lịch văn hoá là một ví dụ điển hình. Song hành cùng với du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm, hay du lịch sinh thái, thì Du lịch văn hoá, đang mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị hơn bao giờ hết. Đây cũng là kết tinh của sự sáng tạo với tài nguyên văn hóa.

Anh Huỳnh Phương Đỏ, thợ điêu khắc, thành phố Hội An, Quảng Nam đã biến những rễ tre thành sản phẩm du lịch. Còn tại Quảng Ngãi, những người nông dân vốn quen với trồng trọt nay lại trở thành hướng dẫn viên du lịch. Họ đã biến ngôi làng, câu hát dân ca, bờ đá, giếng nước …thành sản phẩm du lịch.

Làm giàu từ tài nguyên văn hóa - Ảnh 2.

Du lịch khởi sắc nhờ văn hoá và ngược lại, khi tiềm năng văn hoá được khai thác tối đa, không chỉ mang lại những lợi ích về kinh tế xã hội mà thêm nữa đó chính là cách mà văn hoá đi vào đời sống của chính người dân. Và cũng từ đó, những giá trị văn hoá trở nên trường tồn cùng thời gian - chứ không phải chỉ nằm im trong những bộ sưu tập, hay bảo tàng... 

Làm giàu từ tài nguyên văn hóa - Ảnh 3.

Nói thì bao giờ cũng dễ hơn làm. Thực tế, thì chúng ta vẫn đang chứng kiến không ít làng nghề truyền thống hiện nay đang dẫn bị mai một, nếu không muốn nói là thoi thóp. Rõ ràng, tiềm năng văn hoá và bản sắc của truyền thống vẫn hiện diện, nhưng chúng ta vẫn băn khoăn câu hỏi: vì sao và hướng đi nào cho thực trạng này?

Khó khăn bảo vệ làng nghề truyền thống tại Thủ đô Hà Nội

Làng nghề mây tre, giang đan Yên Trường, xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ được công nhận làng nghề truyền thống năm 2009 tuy nhiên đến nay số hộ làm nghề chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, một số ít thì chuyển hướng nghề khác để đảm bảo thu nhập.

Huyện Chương Mỹ có 8 làng nghề mây tre đan mà thành phố đề xuất đưa ra khỏi danh sách công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống. Và có lẽ, danh hiệu này đối với người dân không còn nhiều ý nghĩa khi mà làm nghề không đủ lo cho cuộc sống của họ.

Làm giàu từ tài nguyên văn hóa - Ảnh 4.

Bên cạnh đó, vấn đề môi trường làng nghề cũng vướng nhiều khó khăn, Nhà máy thí điểm xử lý môi trường này đã được xây dựng trên địa bàn xã Vân Hà, Đông Anh mấy năm nay, làm nhiệm vụ xử lý nguồn nước thải tại khu vực hồ nước chung của làng nghề sản xuất đồ gỗ, tuy nhiên để vận hành thì cần có cơ chế và kinh phí, câu chuyện xử lý môi trường tại đây mấy năm nay vẫn chỉ là thí điểm.

Với sự phát triển của xã hội, mức độ ô nhiễm sẽ ngày một cao, nếu nhà máy thí điểm xây dựng chỉ để đấy, các phương án thì vẫn còn trên giấy, không biết môi trường các làng nghề sẽ được khắc phục đến đâu?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước