Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo làm giả biên lai chuyển tiền

Ánh Kim-Thứ ba, ngày 08/08/2023 20:34 GMT+7

VTV.vn - Mới đây, các chuyên gia công nghệ đã đưa ra cảnh báo về thủ đoạn của các đối tượng khi sử dụng ứng dụng hoặc trang web để tạo ra những biên lai giả mạo.

Không ít người đã bị tiếp cận bởi những chiêu trò lừa đảo này, trong đó phần lớn là những người bán hàng trực tuyến.

Biên lai giao dịch thành công với số tiền 330.000 đồng là hình ảnh một người bán hàng trực tuyến nhận được sau khi 1 khách lạ hỏi mua hàng và thông báo đã chuyển tiền, yêu cầu giao hàng sớm. Tuy nhiên, đợi mãi, tiền không về tài khoản.

"Một lúc sau người đấy nhắn tin là đã chuyển khoản bằng ví điện tử, nhưng hệ thống báo tài khoản của bạn chưa kích hoạt. Họ cho em một số điện thoại để xác nhận thì tiền sẽ về ví", người bán hàng trực tuyến chia sẻ.

Cảnh giác không làm theo hướng dẫn của khách lạ, nhưng đến khi đăng bài trên mạng xã hội, người bán hàng này mới biết biên lai chuyển khoản là giả.

Gần 5 năm bán hàng trực tuyến, không ít lần người bán hàng khác cũng gặp tình trạng các đối tượng lừa đảo tiếp cận đánh cắp thông tin khách hàng, giả mạo đơn hàng... Thời gian gần đây là việc giả mạo các biên lai chuyển tiền trực tuyến để chiếm đoạt hàng hóa có giá trị.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo làm giả biên lai chuyển tiền  - Ảnh 1.

Các chuyên gia công nghệ cảnh báo, hiện có những website có thể tạo biên lai chuyên tiền giả mạo giống thật đến gần 100%. Thậm chí, trên các trang mạng xã hội, dịch vụ làm biên lai chuyển khoản được quảng cáo công khai, thu hút hàng nghìn lượt người tham gia trong các hội nhóm. Các bài đăng cũng quảng cáo có thể làm giả biên lai của đủ các ngân hàng.

Theo khảo sát, nhiều đối tượng sẵn sàng cung cấp các biên lai giả của nhiều ngân hàng khác nhau với mức giá từ 20.000 - 100.000 đồng mỗi lần.

"Việc tạo ra những bức ảnh đó không hề khó về mặt kỹ thuật, có thể làm giống 100%. Đấy là lý do vì sao mọi người có thể dễ bị lừa. Tôi nghĩ là với người bán hàng, tốt nhất là kiểm tra tiền về tài khoản thì mới chuyển hàng, tránh bị lừa đảo", anh Nguyễn Minh Đức, chuyên gia an toàn mạng,CEO Công ty Cổ phần An toàn thông tin CyRadar, nhận định.

Chuyên gia cũng nhấn mạnh, người dùng chỉ nên kiểm tra giao dịch trên ứng dụng ngân hàng đang sử dụng. Khi không thấy biến động số dư, tuyệt đối không kích vào đường link, hay gọi điện theo những số điện thoại do các đối tượng lạ cung cấp. Vì đây có thể là những đường link giả mạo để đánh cắp thông tin tài khoản, từ đó chiếm đoạt toàn bộ tiền của người dùng.

Nhận diện thủ đoạn lừa đảo chiếm quyền kiểm soát, trộm tiền trên điện thoại Nhận diện thủ đoạn lừa đảo chiếm quyền kiểm soát, trộm tiền trên điện thoại

VTV.vn - Các đối tượng lừa đảo liên tục sử dụng những hình thức, công nghệ mới để dẫn dụ nạn nhân và chiếm quyền kiểm soát điện thoại.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước