Khó khăn trong công tác bảo tồn động vật hoang dã

Tùng Thư, Thanh Tuyền-Thứ hai, ngày 22/05/2023 22:01 GMT+7

VTV.vn - Những khó khăn trong công tác bảo tồn ở Vườn Quốc gia Cúc Phương có thể coi là những khó khăn đặc trưng trong công tác phục hồi hệ sinh thái ở Việt Nam.

Dãy chuồng có diện tích mỗi đơn nguyên 30m2 vẫn được để dành suốt 2 năm nay. Đây là nơi được bố trí để đón 12 con cày vằn trong vụ án buôn bán động vật hoang dã ở TP Hồ Chí Minh. Thế nhưng cho đến hiện tại, chuồng nào cũng trống không. Tới đây, có lẽ cũng không cần nhiều nữa vì hiện chỉ còn có 8 con.

Hơn 1,7 ha đất được dành để xây dựng trung tâm nhân nuôi sinh sản cày vằn và tê tê vàng. Tiến độ xây dựng cầm chừng vì chưa có động vật hoang dã nào được đón về. 8 chú cầy vằn trong vụ án đều là con cái, rất phù hợp để ghép đôi với số cầy đực có sẵn. Việc này có thể giúp bảo tồn loài này. Tuy nhiên, khó khăn nhất vẫn là bảo tồn hệ sinh thái.

Vườn Quốc gia Cúc Phương có diện tích 220 km2 nhưng 2/3 diện tích là núi đá vôi, diện tích núi đất, tràng cỏ rất ít, nên chỉ đủ cho những loài thú nhỏ. Trong khi đó, nơi sinh sống của các loài thú lớn, thú móng guốc như hổ, voi đòi hỏi phải có một hệ sinh thái. Những khó khăn trong công tác bảo tồn ở đây có thể coi là những khó khăn đặc trưng trong công tác phục hồi hệ sinh thái ở Việt Nam.

Để phục hồi thành công 1 loài về tự nhiên như voọc mông trắng phải mất hơn 30 năm. Trong khi đó chúng ta có đến hơn 700 loài động vật đang bị đe dọa nguy hiểm. Muốn thực thi các thỏa thuận quốc tế, chúng ta khó có thể chậm trễ hơn nữa.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước