Không khí lạnh tăng cường, vùng núi phía Đông Bắc Bộ có nơi rét hại

VTV Times-Chủ nhật, ngày 25/02/2024 18:42 GMT+7

VTV.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay (25/02), ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.

Trên đất liền: Khoảng chiều tối và đêm 26/02, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh dần lên cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3.

Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét; từ ngày 27/02 khu vực phía Đông Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi có nơi rét hại. Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở phía Đông Bắc Bộ phổ biến từ 11-14 độ, khu vực vùng núi phía Bắc từ 8-11 độ, vùng núi cao có nơi dưới 8 độ.

Trên biển: Khu vực đông bắc của Bắc Biển Đông tiếp tục có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động; sóng biển cao từ 2,0-4,5m. Vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau, phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) gió Đông Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7; sóng biển cao 2,0-3,5m; biển động.

Không khí lạnh tăng cường, vùng núi phía Đông Bắc Bộ có nơi rét hại - Ảnh 1.

Cảnh báo khả năng xuất hiện thiên tai đi kèm:

Từ chiều tối và đêm 26-27/02, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa nhỏ rải rác.

Từ đêm 26-27/02, khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hòa có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.

Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội.

Gió mạnh và sóng lớn trên biển có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của tàu thuyền và các hoạt động khác.

Rét đậm, rét hại có khả năng ảnh hưởng tới gia súc, gia cầm; ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước