Bộ Y tế chia ra 5 mức độ diễn tiến bệnh như sau:
- Không triệu chứng
- Nhẹ
- Trung bình
- Nặng
- Nguy kịch
Với mỗi mức độ, Bộ Y tế có hướng dẫn chăm sóc và điều trị phù hợp theo diễn tiến của bệnh.
Ngoài ra, con số thống kê của Bộ Y tế cũng cho thấy, trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc nhẹ, với biểu hiện viêm hô hấp trên hoặc tiêu hoá, chiếm tỷ lệ hơn một nửa là 55%, trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,5%).
Lần đầu tiên, Bộ Y tế cũng đưa thuốc kháng virus Remdesivir vào phác đồ điều trị COVID-19 ở trẻ em, với sự chỉ định của bác sĩ.
Điều trị COVID-19 cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: BVCC
14 yếu tố nguy cơ khiến bệnh diễn biến nặng nếu trẻ mắc COVID-19 gồm:
- Trẻ đẻ non, cân nặng thấp.
- Béo phì, thừa cân.
- Đái tháo đường, các bệnh lý gene và rối loạn chuyển hoá.
- Các bệnh lý phổi mạn tính, hen phế quản.
- Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi…).
- Bệnh thận mạn tính.
- Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu.
- Bệnh tim mạch (tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim, tăng huyết áp)
- Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần)
- Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác
- Các bệnh lý suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải
- Bệnh gan
- Đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.
- Các bệnh hệ thống.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!