Xâm nhập mặn dữ dội vào cuối tháng 2, giữa tháng 3

Đặng Công - Lê Thái (VTV9)-Thứ bảy, ngày 22/02/2020 09:54 GMT+7

VTV.vn - Theo cảnh báo của Bộ NN&PTNT, đợt cao xâm nhập mặn này thậm chí có thể cao hơn đợt xâm nhập mặn từ ngày 8 - 12/2 vừa qua.

Tính tới thời điểm này, diện tích lúa tại ĐBSCL bị thiệt hại do hạn mặn là khoảng 30.000ha, chiếm 7% diện tích vụ Đông Xuân. Hiện tại, độ mặn trên các con sông đã giảm bớt nhưng dự báo tình hình này sẽ không duy trì lâu. Trong những ngày qua, độ mặn trên các con sông đã giảm dần. Bà con đang tranh thủ lấy nước để tích trữ bởi trong vài ngày tới, độ mặn ở các cửa sông tại ĐBSCL sẽ lại tăng lên.

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của triều cường, độ mặn trên các sông ở ĐBSCL có xu thế tăng từ ngày 23 - 25/2. Độ mặn 4o/oo sẽ xâm nhập sâu vào các cửa sông từ 40 - 100km. Tiếp đó, từ ngày 26 - 29/2, độ mặn trên các sông giảm dần. Độ mặn thấp sẽ còn duy trì đến ngày 6/3. Sau đó, đến giữa tháng 3, ở ĐBSCL sẽ có một đợt hạn hán và xâm nhập mặn dữ dội hơn.

Hiện một loạt địa phương đã cho đắp những đập tạm trên các con sông lớn để ngăn nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng. Tỉnh Kiên Giang đã cho thi công 2 con đập trên sông ông Hiển và sông Chưng Bầu, vừa bảo vệ sản xuất vừa bảo vệ nguồn nước ngọt cho hai nhà máy nước trên địa bàn. Còn ở tỉnh Tiền Giang, đập tạm trên kênh Nguyễn Tấn Thành cũng đã hoàn thành, góp phần giữ nước sinh hoạt cho một phần vùng phía Tây thành phố Mỹ Tho và vùng phía Đông của tỉnh với hơn 800.000 dân. Kiểm tra tình hình hạn mặn ở ĐBSCL mới đây, Bộ NN&PTNT đã có những lưu ý với các địa phương trong vùng.


ĐBSCL chủ động và sẵn sàng ứng phó với hạn mặn ĐBSCL chủ động và sẵn sàng ứng phó với hạn mặn

VTV.vn - Nhiều chuyên gia cho rằng, mùa hạn hán và mặn xâm nhập năm nay đã vượt qua sự gay gắt và khốc liệt của năm 2016.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước