Đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị

Minh Trang, Thanh Tuyền-Thứ năm, ngày 01/06/2023 20:21 GMT+7

VTV.vn - Nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy, nhận thức và hành động để đặt văn hóa ngang bằng với kinh tế, chính trị.

Tròn 75 năm kể từ Hội nghị văn hóa toàn quốc đầu tiên năm 1946, ngày 21/11/2021, Hội nghị Văn hoá toàn quốc được tổ chức nhằm triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hóa được Đại hội XIII của Đảng xác định. 

Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo, cần chấn hưng và phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới, tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, huy động tối đa các nguồn lực để phát triển văn hóa, tạo sức mạnh nội sinh, đưa đất nước phát triển phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.

Đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị - Ảnh 1.

Sau hội nghị Văn hóa toàn quốc, nhiều phong trào xây dựng môi trường văn hóa trong các trường học, doanh nghiệp, cơ quan báo chí, địa phương được triển khai rộng khắp cả nước. Hội thảo quốc gia về "Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới" được tổ chức, dần hoàn thiện hệ giá trị Việt Nam, phát huy sức mạnh văn hóa, con người Viêt Nam để phát triển đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. Hội thảo quốc gia về "Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hoá'' đề xuất các khung chính sách lớn, khơi thông nguồn lực để tạo đột phá phát triển văn hóa.

Đến nay, tất cả các tỉnh, thành hoàn thành xây dựng chương trình hành động thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư về văn hóa. Năm 2022, ngân sách đầu tư cho văn hóa của nhiều địa phương, trong đó có nhiều tỉnh khó khăn tăng rõ rệt như Đăk Lăk tăng 117%, Bình Thuận tăng 44%, Phú Thọ 29%, Bến Tre 20%. 

Hà Nội đi đầu cả nước với nghị quyết riêng về phát triển công nghiệp văn hóa, hơn 14.000 tỉ đồng dành cho bảo tồn, tôn tạo di tích đến năm 2025. Phong trào sáng tác văn học nghệ thuật mang tầm tư tưởng lớn, xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa ứng xử được đặc biệt chú trọng.

Một trong những giải pháp trọng tâm trong công tác của ngành văn hóa đã được xác định, đó là xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hoá chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Hai năm rưỡi vừa qua, kết quả thực hiện chủ trương đặt văn hóa ngang bằng với kinh tế, chính trị đã rõ ràng dù còn nhiều việc phải làm trong nửa nhiệm kỳ tiếp theo để tạo đột phá trong phát triển văn hóa. Bên cạnh sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, của ngành văn hóa, các địa phương, công cuộc chấn hưng và phát triển văn hóa Việt Nam cần được lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa tới mọi tầng lớp nhân dân mới có thể phát huy sức mạnh văn hóa, con người Việt Nam vì mục tiêu phát triển đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước