UBTVQH sẽ cho ý kiến về dự án Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Tạ Hiển-Thứ hai, ngày 10/07/2023 16:30 GMT+7

VTV.vn - Bên cạnh việc cho ý kiến về 2 dự án luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ thảo luận về kết quả giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông.

Theo chương trình dự kiến, Phiên họp thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ diễn ra từ ngày 12/7 đến 14/7 để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ phát biểu khai mạc phiên họp.

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030; Cho ý kiến về việc tổng kết, rà soát việc thực hiện Nghị quyết liên tịch 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 27/9/2012 về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ thảo luận về: báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 5 và tháng 6/2023; kết quả giám sát bước đầu về chuyên đề giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về "Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông"; tổng kết kỳ họp thứ 5 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.

Đáng chú ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Đường bộ và dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Trước đó, ngày 2/6, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thống nhất đưa dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Luật Đường bộ vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).

Đây là 2 dự án luật được xây dựng nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, nhất là trước sự phát triển của hạ tầng giao thông, sự gia tăng nhanh chóng của số lượng phương tiện giao thông và tình hình TTATGT đường bộ ở nước ta; bổ sung, điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm thuận lợi, thông thoáng về thủ tục, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về GTĐB.

Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, việc xây dựng hai luật sẽ quy định đầy đủ, chuyên sâu về cả kết cấu hạ tầng GTĐB và TTATGT đường bộ, nhất là quy định đầy đủ các nội dung của trật tự, an toàn GTĐB có liên quan đến việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; khắc phục những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước, xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng GTĐB, phòng ngừa tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông, phát hiện và xử lý vi phạm, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về bảo đảm TTATGT đường bộ…

Bộ trưởng Tô Lâm: Làm Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ không phải là tách luật Bộ trưởng Tô Lâm: Làm Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ không phải là tách luật

VTV.vn - Theo Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ không làm tăng biên chế, cũng như thủ tục hành chính.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước