Tìm giải pháp tăng tốc xuất khẩu trực tuyến, thúc đẩy đổi mới kinh doanh

T.Thủy-Thứ tư, ngày 18/10/2023 00:31 GMT+7

Hội nghị thu hút đông đảo khách tham dự

VTV.vn - Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới lần thứ năm tại Hà Nội cho thấy xuất khẩu trực tuyến của Việt Nam bứt tốc mạnh mẽ và còn nhiều tiềm năng có thể khai phá.

Chia sẻ tại sự kiện, bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam (iDEA) thuộc Bộ Công Thương cho biết: "Thương mại điện tử đã tác động làm thay đổi cách tương tác giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp và khách hàng, góp phần khắc phục các rào cản trong hoạt động thương mại quốc tế, giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc mở rộng thị trường kinh doanh, qua đó tạo động lực cho sự phát triển của hoạt động xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung. Việc ứng dụng thương mại điện tử nhận được sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ và tạo nhiều điều kiện để phát triển. Những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, quy định để hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số cũng như đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình ứng dụng thương mại điện tử và vươn ra thị trường quốc tế."

“Việt Nam là một mắt xích cung ứng mới nổi của thương mại điện tử toàn cầu. Chúng tôi đề cao năng lực sản xuất, tinh thần khởi nghiệp và tốc độ chuyển đổi số nhanh chóng của Việt Nam và muốn đồng hành cùng các doanh". - ông Eric Broussard, Phó Chủ tịch Tập đoàn Amazon chia sẻ.

Theo thống kê, trong 12 tháng (tháng 8/2022 - tháng 8/2023), ã có 17 triệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt được bán ra cho khách hàng Amazon trên khắp thế giới, tăng cường sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam trên toàn cầu. Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam bán hàng trên Amazon tăng 50%, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước. 

Nhìn thấy năng lực và quyết tâm của doanh nghiệp Việt Nam, Amazon Global Selling đặt mục tiêu mở rộng các nỗ lực hỗ trợ nhà bán hàng Việt Nam để tăng cường đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển kinh doanh và xây dựng thương hiệu toàn cầu, nắm bắt xu hướng xuất khẩu mới năng động này với 3 trọng tâm chiến lược:

Thứ nhất, tăng cường sự sẵn sàng cho thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam bằng cách (a) đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan chính phủ, các đối tác chiến lược để trang bị kiến thức và cung cấp đào tạo cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, (b) thúc đẩy sự phát triển các nhà cung cấp dịch vụ trong ngành, (c) nhân rộng các hoạt động chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong cộng đồng nhà bán hàng.

Thứ hai, thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng, bao gồm kết nối các nhà bán hàng với các nhà sản xuất trong nhiều ngành hàng trên toàn quốc để tạo và mở rộng danh mục sản phẩm sản xuất từ Việt Nam, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất trong nước nhanh chóng nắm bắt xu hướng, cơ hội xuất khẩu trực tuyến.

Thứ ba, nâng cao chất lượng và thành công của nhà bán hàng Việt thông qua (a) tăng cường đầu tư vào đào tạo nhà bán hàng, (b) hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu toàn cầu, (c) tăng cường, mở rộng các hỗ trợ xuyên suốt các giai đoạn xuất khẩu online của nhà bán hàng, gồm đăng ký và quản lý tài khoản, tối ưu chi phí, logistics và xây dựng thương hiệu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước