MS gia nhập tổ chức Sở hữu trí tuệ toàn cầu

P*N-Thứ năm, ngày 05/05/2011 22:41 GMT+7

Hôm 26/4, Tập đoàn Microsoft gia nhập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) nhân sự kiện diễn ra Ngày Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới (IP). Bảo vệ sở hữu trí tuệ là trung tâm cốt lõi của cải tiến, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và tăng doanh thu cho số đông ngành công nghiệp và các tổ chức chính phủ.

Microsoft tin rằng thị trường quốc tế cần bảo vệ sở hữu trí tuệ mạnh hơn nhằm bảo vệ năng lực đổi mới công nghệ, tạo sân chơi tương đương cho các doanh nghiệp nhỏ, và giúp các chính phủ gia tăng doanh thu thuế thông qua hoạt động thương mại của phần mềm bản quyền.

“Ngoài phát triển nền kinh tế, các chính sách về bảo vệ bản quyền có thể giúp giảm sự vi phạm bản quyền phần mềm, việc luôn tiêu tốn nguồn lực của chính phủ, đe dọa các doanh nghiệp kinh doanh phần mềm hợp pháp và đẩy rủi ro của việc sử dụng phần mềm không có bản quyền tới người tiêu dùng” - ông David Finn, Cố vấn luật nhóm Chống vi phạm bản quyền và hàng nhái, Microsoft chia sẻ: “Phần mềm sao chép lậu và hàng giả có xu hướng phát triển mạnh tại các quốc gia bảo vệ sở hữu trí tuệ yếu, và trở thành một mối lo lớn, tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu.”

Theo nghiên cứu của Phòng Thương mại Quốc tế năm 2011, những tác động đối với nền kinh tế toàn cầu và xã hội của hàng giả và vi phạm bản quyền sẽ đạt 1.7 tỷ USD vào năm 2015 và tạo ra rủi ro cho 2.5 triệu việc làm hợp pháp hàng năm. Ngược lại, nền kinh tế cũng được tặng thưởng đáng kể tại những nước bảo vệ bản quyền và chống vi phạm bản quyền mạnh mẽ. Theo nghiên cứu kinh tế của Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp, nếu vi phạm bản quyền giảm đi 10% trong bốn năm, thì doanh thu bổ sung từ các hoạt động kinh tế mới sẽ xấp xỉ 142 tỷ USD và tạo thêm gần 500,000 việc làm công nghệ cao trên toàn cầu.

Không chỉ là lợi ích đối với nền kinh tế trong việc bảo vệ phần mềm bản quyền, mà chính người tiêu dùng cũng đang đòi hỏi ngành công nghiệp và chính phủ cùng đứng dậy chống lại phần mềm không bản quyền.

Trong một điều tra về nhận thức khách hàng của Microsoft vào năm 2010 cùng 38,000 người sử dụng tại 20 quốc gia, gần ba phần tư người tiêu dùng muốn các doanh nghiệp và chính phủ các nước có nhiều hành động hơn giúp bảo vệ họ khỏi những rủi ro liên quan đến phần mềm không bản quyền, và một trong số những rủi ro này là nạn trộm cắp thông tin và bị virus tấn công. 25% người tiêu dùng còn lại chia sẻ quan điểm đồng ý rằng phần mềm không có bản quyền không an toàn để sử dụng như phần mềm có bản quyền. Và họ cũng xác định việc mất dữ liệu (do virus) và bị mất thông tin cá nhân (do trộm cắp) là các mối quan tâm hàng đầu của họ.

“Người tiêu dùng và các doanh nghiệp kinh doanh phần mềm hợp pháp yêu cầu chúng tôi phải hành động và giảm thiểu những rủi ro gây ra bởi phần mềm không bản quyền, và chúng tôi cam kết hỗ trợ hoàn toàn. Microsoft đã đầu tư mạnh vào công nghệ, giáo dục và chương trình bảo hộ để cản trở sự phát tán các phần mềm bất hợp pháp, và thay mặt cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả của quy định bảo vệ bản quyền” - ông David Finn, Cố vấn luật nhóm Chống vi phạm bản quyền và hàng nhái, Microsoft nhấn mạnh.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước