Nghiên cứu khoa học vũ trụ có viển vông?

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 23/02/2017 20:07 GMT+7

Nhiều người vẫn tự hỏi, vì sao phải đầu tư nhiều tiền vào nghiên cứu vũ trụ, một lĩnh vực có vẻ như rất xa vời thực tế? Câu trả lời sẽ có trong chương trình Cuộc sống thường ngày.

Một hệ thống hành tinh gần Trái đất có thể có sự sống là phát hiện gây chấn động mà Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố rạng sáng 23/2. Các nhà thiên văn học cho biết, họ đã tìm thấy một vài hành tinh ngoài hệ mặt trời, có kích cỡ tương đương Trái đất và ở khoảng cách đủ gần so với sao chủ để có thể duy trì chất lỏng trên bề mặt, một tín hiệu về khả năng tồn tại của sự sống.

Với khám phá này, việc tìm ra Trái đất thứ hai và trả lời câu hỏi liệu chúng ta có đơn độc bên ngoài vũ trụ chỉ là vấn đề thời gian. Ngoài ra, một thông tin thú vị khác đó là theo quan sát của các nhà thiên văn học, hệ thống ngoại hành tinh này có thể sẽ tồn tại lâu hơn hệ Mặt Trời của chúng ta hàng nghìn tỷ năm. Nếu các ngoại hành tinh này đáp ứng được điều kiện sống, đó có thể là nơi trú ngụ tiềm năng cho con cháu của chúng ta sau này.

Cuộc sống thường ngày đã có cuộc trao đổi với TS Doãn Hà Thắng, Chánh văn phòng Ủy ban Vũ trụ Việt Nam về mức độ quan tâm của Việt Nam đến khoa học vũ trụ và những thành tựu Việt Nam đã đạt được cho đến thời điểm này.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước