Giải mã những sự thật thú vị về cảm xúc “giận dữ” của con người

Theo Dân trí-Chủ nhật, ngày 31/12/2017 12:17 GMT+7

VTV.vn - Nguyên nhân của cơn giận có sự khác nhau giữa các lứa tuổi cũng như giới tính.

 Bản chất của tức giận có sự khác nhau giữa các lứa tuổi cũng như giới tính. Việc nổi nóng thường xuyên và ở cường độ cao có thể làm tăng cơ bị đau tim và đột quỵ. Tuy nhiên lại ít ai ngờ rằng, trạng thái cảm xúc tiêu cực này cũng có mặt tốt của nó.

Nguyên nhân của cơn giận có sự khác nhau giữa các lứa tuổi cũng như giới tính. Thông thường, trẻ em sẽ tức giận khi chúng cảm thấy việc mình đang làm sắp sửa thất bại, hay khi chúng không có được thứ mình cần. Trong khi đó, người lớn lại nổi nóng khi cảm thấy một việc vượt ra ngoài tầm kiểm soát của họ. Thậm chí, nhiều khi, nguyên nhân của sự nóng giận ở người lớn còn xuất phát từ cảm giác bất an.

Giải mã những sự thật thú vị về cảm xúc “giận dữ” của con người - Ảnh 1.

Tức giận là một trạng thái cảm xúc đặc biệt, bởi nó còn kéo theo cả những hiệu ứng cơ học trên cơ thể. Thông thường, khi nổi nóng, chúng ta sẽ có những biểu hiện như: tim đập nhanh hơn, đỏ mặt, đổ mồi hôi, dạ dày nóng như lửa, các cơ co cứng…Theo một nghiên cứu được đăng trên tờ “Psychology Today”, những biểu hiện này chính là phản xạ của cơ thể để đối phó với trạng thái cảm xúc tiêu cực, mà cụ thể là cơn nóng giận. Do đó, khi giận giữ tốt nhất là hãy bộc lộ nó ra, trước khi cảm xúc này tích tụ quá mức dẫn tới sự “bùng nổ”.

Giải mã những sự thật thú vị về cảm xúc “giận dữ” của con người - Ảnh 2.

Một trong những cách tốt nhất để làm dịu đi “cái đầu nóng” chính là sự hài hước. Cụ thể, khi cơn nóng giận đang ở giai đoạn đầu và bản thân vẫn có thể kiểm soát, hãy thử nở một nụ cười, đọc truyện tiếu lâm hoặc xem hài kịch, bạn sẽ cảm thấy được nguôi ngoai đi đáng kể. Bên cạnh đó, chúng ta có thể áp dụng phương pháp này, khi bắt đầu xuất hiện một vài bất đồng nhỏ trong quá trình làm việc nhóm. Tuy nhiên, khi sự tức giận đã ở cấp độ cao thì đó lại là một chuyện hoàn toàn khác.

Giải mã những sự thật thú vị về cảm xúc “giận dữ” của con người - Ảnh 3.

Khi cơn tức giận lên đến đỉnh điểm hoặc là khi kiềm chế nó quá lâu, chúng ta sẽ rất dễ phải đối mặt với những tổn thương thể chất thực sự. Theo một nghiên cứu từng được phát trên CNN, có một mối liên kết chặt chẽ giữa tức giận và bệnh tim hay đột quỵ. Bên cạnh đó, hút thuốc, chế độ ăn thiếu khoa học, ít tập thể dục… chính là những thói xấu làm tăng tác hại của cơn giận lên cơ thể, đẩy cao nguy cơ phải đối mặt với các chứng bệnh về đường tim mạch.

Giải mã những sự thật thú vị về cảm xúc “giận dữ” của con người - Ảnh 4.

Đôi khi tức giận cũng mang đến những hiệu ứng tích cực cho cơ thể. Bởi vì, trạng thái cảm xúc này cũng chính là một chiếc đèn tín hiệu, thông báo cho chúng ta một điều “bất ổn” đang xảy ra trong cuộc sống hiện tại. Đó có thể là một quyết định quan trọng mà chúng ta vẫn đang lưỡng lự, một công việc chưa hoàn thành, sự thiếu hụt về khả năng của bản thân hay thậm chí là lối sống thiếu khoa học. Lúc này, chính sự bực mình, giận dữ là thứ thôi thúc ta giải quyết dứt điểm những vấn đề đang vướng mắc và đưa mọi thứ trở lại quỹ đạo.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước