Bất bình đẳng giữa mạng lưới quảng cáo nội - ngoại tạo lỗ hổng quảng cáo trực tuyến

Chinh Vũ-Thứ hai, ngày 08/02/2021 11:21 GMT+7

VTV.vn - Sự bất bình đẳng giữa mạng quảng cáo của Việt Nam và mạng quảng cáo hoạt động xuyên biên giới đang phần nào tạo ra lỗ hổng trong kiểm soát quảng cáo trực tuyến.

Trong miếng bánh thị trường quảng cáo trực tuyến của Việt Nam trị giá hơn 600 triệu USD đang tồn tại một nghịch lý: doanh nghiệp kinh doanh mạng quảng cáo của Việt Nam tuân thủ đầy đủ quy định chỉ chiếm thị phần nhỏ, trong khi các mạng quảng cáo hoạt động xuyên biên giới như Google, Facebook chiếm thị phần áp đảo lại hoạt động không có pháp nhân chính thức, không tuân thủ quy định đầy đủ...

Để có được hơn 500 website, ứng dụng khác nhau trong mạng lưới quảng cáo của mình, công ty quảng cáo Blueseed phải bỏ ra nhiều loại chi phí để thẩm định, kiểm tra thường xuyên từ giấy phép cho đến nội dung của các nền tảng, cũng như đáp ứng các yêu cầu về kiểm duyệt nội dung theo pháp luật.

Bất bình đẳng giữa mạng lưới quảng cáo nội - ngoại tạo lỗ hổng quảng cáo trực tuyến - Ảnh 1.

Doanh nghiệp kinh doanh mạng quảng cáo của Việt Nam tuân thủ đầy đủ quy định chỉ chiếm thị phần nhỏ trong miếng bánh thị trường quảng cáo trực tuyến của Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng thực hiện các nghĩa vụ thuế, phí. Tuy nhiên đại diện doanh nghiệp cho rằng, các mạng lưới quảng cáo ngoại chiếm thị phần lớn nhất lại không có pháp nhân tại Việt Nam, nên cũng không chịu các áp lực chi phí tương tự.

"Chúng ta đang có những quy định rất chặt chẽ về mặt nội dung, trong khi doanh nghiệp ngoại họ linh động hơn mình, tạo sự bất bình đẳng. Các doanh nghiệp trong nước cả về con người và tài chính đều không bằng. Về lâu dài có thể doanh nghiệp trong nước sẽ không trụ được, miếng bánh sẽ về trọn các doanh nghiệp nước ngoài", ông Nguyễn Tấn Hộ, Tổng Giám đốc mạng quảng cáo Blueseed, cho biết.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, chỉ riêng 2 mạng lưới quảng cáo của Google và Facebook đã chiếm chiếm khoảng 70% doanh thu thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam. Đáng chú ý, dù 2 hãng công nghệ ngoại này đều chưa có pháp nhân tại Việt Nam, nhưng có đến 70% khách hàng tại Việt Nam ký hợp đồng mua dịch vụ quảng cáo trực tiếp với Facebook, tức là không thông qua đại lý. Trong khi tỷ lệ này với Google là hơn 50%.

Bất bình đẳng giữa mạng lưới quảng cáo nội - ngoại tạo lỗ hổng quảng cáo trực tuyến - Ảnh 2.

Theo chuyên gia, về lâu dài có thể doanh nghiệp trong nước sẽ không trụ được, miếng bánh thị trường quảng cáo trực tuyến sẽ về trọn các doanh nghiệp nước ngoài. (Ảnh minh họa)

Nguồn thu nhiều nhưng trách nhiệm lại "mù mờ", sự bất bình đẳng trong hoạt động giữa các mạng quảng cáo ngoại và nội phần nào giúp không ít các mẫu quảng cáo của nhãn hàng tại Việt Nam xuất hiện trên những nền tảng chưa được cấp phép, có nội dung không phù hợp pháp luật.

"Sự bất bình đẳng là rất lớn. Google, Facebook là những đơn vị cung cấp nội dung xuyên biên giới nhưng họ không đóng thuế ở Việt Nam, không chịu chi phối về kiểm duyệt các nội dung không đúng thuần phong mỹ tục, nhạy cảm... Do đó, điều Chính phủ cần làm là tạo ra hành lang pháp lý để có được sân chơi bình đẳng giữa hai bên", ông Phạm Trường An, chuyên gia quảng cáo trực tuyến, nhận định.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã nhiều lần yêu cầu các hãng công nghệ xuyên biên giới gỡ bỏ trên chợ ứng dụng hàng trăm tựa game không phép trên chợ ứng dụng, mới đây nhất là yêu cầu Apple xử lý hơn 40 game lậu đang hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên theo giới chuyên gia, thời gian tới, nhà quản lý sẽ cần những biện pháp căn cơ hơn về pháp lý mới có thể xử lý hiệu quả tình trạng quảng cáo trực tuyến tràn lan trên nền tảng lậu.

“Mù mờ” trách nhiệm kiểm soát quảng cáo lậu của các mạng lưới trực tuyến Google, Facebook? “Mù mờ” trách nhiệm kiểm soát quảng cáo lậu của các mạng lưới trực tuyến Google, Facebook?

VTV.vn - Hiện Google và Facebook đều chưa có pháp nhân chính thức để hoạt động tại Việt Nam, trách nhiệm của họ trong việc kiểm soát quảng cáo cũng trở nên "mù mờ".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước