Biến động của thị trường nguyên liệu thế giới

Hồng Quang (PV THVN thường trú tại châu Âu)-Thứ hai, ngày 21/05/2018 10:02 GMT+7

VTV.vn - Từ kim loại cho đến nông sản, giá tăng giảm không chỉ còn tuân theo quy luật cung cầu mà lệ thuộc nhiều vào các biến động địa chính trị của thế giới nên khó đoán xu hướng.

Báo chí châu Âu tuần qua có bài viết về những biến động của thị trường nguyên liệu thế giới từ hơn một năm qua. Quy luật cung cầu dường như không còn giúp nhiều cho việc dự đoán giá cả trên thị trường nguyên liệu thế giới.

Tuần báo Capital ra tại Bulgaria viết: "Quyết định của Tổng thống Mỹ áp thuế cao lên thép và nhôm, các biện pháp đáp trả có thể có của châu Âu và các nước khác, đang tạo áp lực lên thị trường nguyên liệu".

Thị trường kim loại, bao gồm cả kim loại hiếm, đang phụ thuộc nhiều vào quyết định chính trị. Một lệnh cấm vận mà nước này bất ngờ áp đặt cho nước kia có thể làm cho giá cả tăng giảm khó lường, trong khi nguồn cung và nhu cầu vẫn vậy.

Môi trường kinh doanh biến động quá thất thường đang là nỗi ám ảnh lúc này của nhiều nhà đầu tư trên thị trường nguyên liệu. Từ hơn một năm nay, thị trường nguyên liệu rung chuyển vì quá nhiều rủi ro địa chính trị, theo nhật báo kinh tế Les Echos của Pháp.

Bài báo viết: "Trừng phạt kinh tế, bảo hộ mậu dịch, căng thẳng về quân sự và thương mại… Các quyết định địa chính trị chưa khi nào tác động tới thị trường nhiều như trong lúc này". Tờ báo lấy ví dụ giá nhôm đã đột ngột tăng thêm 20% chỉ trong 2 tuần, sau khi Washington đưa công ty nhôm Rusal của Nga vào danh sách đen bị trừng phạt, rồi sau đó bất ngờ sụt giảm mạnh khi Chính phủ Mỹ dịu giọng với Nga.

Giá dầu mỏ cũng không ngoại lệ. Mỹ dọa áp đặt cấm vận Iran, khủng hoảng chính trị ở Venezuela, bạo động ở Trung Đông sau khi Mỹ chuyển sứ quán đã làm giá dầu tăng ở mức cao nhất từ năm 2014, tới 80 USD.

Những tác động từ chính trị cũng làm cho các nhà đầu tư vàng lúng túng. Tờ Die Presse của Áo viết: "Từ gần 2 năm nay, giá vàng dao động nhưng không vượt quá mức 1.350 USD/ounce". Nhưng từ những gì đã xảy ra với các kim loại khác, ngân hàng Commerzbank cho rằng khó có thể biết chuyện gì sẽ xảy ra, giá vàng sẽ tùy thuộc rất nhiều vào phản ứng của Iran và các nước châu Âu chứ không tuân theo quy luật cung cầu, vì theo ngân hàng này, nhu cầu mua vàng vẫn vậy ở Ấn Độ và Trung Quốc.

Những biến động chính trị cũng liên quan đến các nước xuất khẩu nông sản. Khi Mỹ áp đặt thuế nhập khẩu cao lên hàng hóa Trung Quốc để hạn chế thâm hụt thương mại của Mỹ, Trung Quốc đã đáp trả bằng cách ngưng nhập thịt lợn và đậu nành của Mỹ. Tờ Les Echos cũng viết: "Tới lúc này, Trung Quốc vẫn chưa mua đậu nành của Mỹ, trong khi thời điểm này mọi năm, các hợp đồng mua bán đã xong".

Căng thẳng Mỹ - Iran nguy cơ mang rủi ro gì cho khu vực Trung Đông? Căng thẳng Mỹ - Iran nguy cơ mang rủi ro gì cho khu vực Trung Đông? Căng thẳng Mỹ - Nga đẩy vàng, dầu tăng giá Căng thẳng Mỹ - Nga đẩy vàng, dầu tăng giá Mỹ - Trung giải quyết bất đồng thương mại Mỹ - Trung giải quyết bất đồng thương mại

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước