Dệt may chạy đua "vượt bão" COVID-19

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 31/07/2021 07:19 GMT+7

VTV.vn - Đảm bảo sản xuất, giữ được các đơn hàng và thị trường tiêu thụ là những thách thức lớn của doanh nghiệp dệt may ở thời điểm hiện tại.

Tác động của đợt dịch năm này đến chuỗi cung ứng là khác hoàn toàn so với năm ngoái. Khi năm nay liên tiếp chúng ta hứng chịu 2 đợt COVID-19, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất… đặc biệt là những khu công nghiệp lớn phía Nam.

Như vậy khả năng cung ứng hàng hoá khó có thể duy trì ổn định. Trong khi đó các thị trường tiêu thụ của Việt Nam đang dần hồi phục. Việt Nam nằm trong Top 3 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu dệt may. Thách thức là làm sao để đảm bảo sản xuất là một phần, mà còn là câu chuyện giữ được các đơn hàng và thị trường tiêu thụ.

Tại một doanh nghiệp dệt may, đây là lô hàng hơn 40.000 sản phẩm áo khoác vừa được đưa vào sản xuất hàng loạt mới đầu tuần này kịp cho mùa Xuân sang năm. Lô hàng được phía thương hiệu nước ngoài đặt doanh nghiệp sản xuất gấp trong bối cảnh nhiều nhà máy phía Nam đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, khó đảm bảo cung ứng kịp thời. Tuy nhiên, tăng năng suất trong bối cảnh hiện nay cũng là một thách thức không nhỏ.

"Hiện nay khách hàng đã có dự kiến đơn hàng đặt cho đến cuối sang năm và lượng hàng tăng. Song hiện nay chúng tôi chỉ dám nhận khoảng 20%", ông Nguyễn Tiến Phương - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất hàng thể thao Tân Đệ cho biết.

Dệt may chạy đua vượt bão COVID-19 - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ" để duy trì sản xuất

Từ chỗ chiếm trên 40% thị phần xuất khẩu của các hãng Nike, Adidas.. các doanh nghiệp dệt may phải đối mặt với giảm dần thị phần. Ngay kể cả mặt hàng thế mạnh của chúng ta về veston, sơ mi... các đơn hàng mới chỉ quay trở lại chưa đến 1/3.

Các khách hàng có thể dừng ký tiếp hợp đồng đặt hàng cho quý 4 và các năm tiếp theo. Tác động của đợt dịch năm nay đến chuỗi cung ứng là khác hoàn toàn so với năm ngoái. Nếu như nguồn cung từ Việt Nam dồi dào năm ngoái thì đến nay 97% số doanh nghiệp dệt may phía Nam phải đóng cửa.

Theo ông Trần Toàn Thắng - Trưởng Ban Dự báo Kinh tế ngành và Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nếu như so với tình hình của phía Bắc trong thời gian của tháng 5 thì rõ ràng kể cả khi chúng ta có thể kiểm soát được dịch bệnh trong vòng 2-3 tuần tới thì khả năng để phục hồi lại cũng phải cần 1-2 tháng mới trở lại được tốc độ ban đầu.

Đợt dịch này rõ ràng cho thấy sự cam go và ảnh hưởng sâu rộng hơn rất nhiều… Chính quyền, cơ quan chức năng đang gống sức để đảm bảo chống dịch, an toàn sức khỏe của người dân và chính doanh nghiệp. Bản thân doanh nghiệp cũng vậy, cũng phải chống dịch để duy trì sự sống còn của mình, đảm bảo việc làm cho người lao động.

Những thách thức mà các doanh nghiệp dệt may về sản xuất, chuỗi cung ứng... đang đối diện? Những kinh nghiệm áp dụng 4 tại chỗ ở các khu công nghiệp tại Bắc Giang có thể áp dụng trong bối cảnh mới hiện nay? Giải pháp nào cho ngành dệt may? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong chương trình Vấn đề hôm nay ngày 30/7.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước