Doanh nghiệp băn khoăn tiêu chí xét nghiệm

Ban Thời sự-Thứ hai, ngày 11/10/2021 20:53 GMT+7

VTV.vn - Các doanh nghiệp đều khẳng định xét nghiệm là yếu tố cần thiết để đảm bảo yên tâm sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vấn đề là họ cần được chủ động hơn.

Hiện nay, ở một số hiệp hội ngành nghề của TP Hồ Chí Minh, số lao động của các doanh nghiệp đã tiêm đủ 2 mũi vaccine đã đạt khoảng 60%. Tuy nhiên, để tham gia các hoạt động dịch vụ và sản xuất, người lao động vẫn phải xét nghiệm thường xuyên. Đối với nhiều doanh nghiệp đây thực sự là một gánh nặng.

Tài xế của một doanh nghiệp vận tải cho biết, 9h sáng xét nghiệm nhanh tại TP Hồ Chí Minh và chỉ 2 tiếng đồng hồ sau, tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, tiếp tục phải xét nghiệm thêm một lần nữa dù đã có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm. Thực trạng này khiến doanh nghiệp rất bức xúc.

"Bất cập chung là văn bản của Bộ Y tế yêu cầu trong vòng 72 giờ phải xét nghiệm test nhanh hoặc PCR, nhưng bây giờ hầu như mỗi tỉnh làm mỗi kiểu không làm đúng theo tinh thần của công văn đó", ông Bùi Văn Quản - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hoá TP Hồ Chí Minh cho hay.

Doanh nghiệp băn khoăn tiêu chí xét nghiệm - Ảnh 1.

Doanh nghiệp bày tỏ mong muốn được hỗ trợ chi phí xét nghiệm để giảm bớt gánh nặng đầu vào. Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí.

Hiệp hội Vận tải hàng hoá TP Hồ Chí Minh cho biết, chi phí xét nghiệm cho mỗi tài xế vào khoảng hơn 3 triệu đồng 1 tháng. 

Còn theo thông tin từ Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh, mỗi tháng, trung bình doanh nghiệp phải chi mỗi công nhân 1 triệu đồng chi phí xét nghiệm hàng tháng. Vì thế doanh nghiệp bày tỏ mong muốn được hỗ trợ chi phí xét nghiệm để giảm bớt gánh nặng đầu vào.

Các doanh nghiệp đều khẳng định xét nghiệm là yếu tố cần thiết để đảm bảo yên tâm sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vấn đề là họ cần được chủ động hơn. Chủ động từ thời gian xét nghiệm để không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, cho đến tự chủ thực hiện test nhanh mẫu gộp để tiết kiệm chi phí, tự chịu trách nhiệm mua kit test, quy trình test và kết quả xét nghiệm của từng người lao động trong doanh nghiệp mình.

Gần 50% doanh nghiệp không cắt giảm nhân sự, giữ nguyên lương Gần 50% doanh nghiệp không cắt giảm nhân sự, giữ nguyên lương

VTV.vn - Khoảng 49,9% doanh nghiệp không cắt giảm nhân sự và giữ nguyên lương, phúc lợi như trước khi đại dịch xảy ra trong năm 2021, mức độ này khả quan hơn mức 43,2% năm ngoái.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước