Ninh Thuận: Nhân rộng mô hình nhân giống, nuôi mực bán tự nhiên

Quang Tuấn - Ngọc Tiên-Thứ ba, ngày 15/08/2023 17:04 GMT+7

Mô hình nuôi tôm tự nhiên bằng lồng nhựa HDPE

VTV.vn - Hiện nay, tỉnh Ninh Thuận đang khuyến khích người dân có điều kiện đầu tư mô hình nhân giống, nuôi mực bán tự nhiên để đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng hiệu quả kinh tế.

Nhân giống và nuôi mực bán tự nhiên là mô hình đầu tiên của Việt Nam áp dụng công nghệ mới và lồng nuôi bằng nhựa HDPE. Ưu điểm của mô hình này chính là diện tích nuôi lớn, xung quanh có lưới bao, đặt dưới đáy biển tự nhiên, hoàn toàn không có lưới, mực vẫn tìm được nguồn thức ăn từ tự nhiên.

Ninh Thuận: Nhân rộng mô hình nhân giống, nuôi mực bán tự nhiên - Ảnh 1.

Mô hình thí điểm "Nhân giống và nuôi mực trong môi trường bán tự nhiên" tại Ninh Thuận

Khi ra với môi trường bán tự nhiên chỉ cần cho mực ăn với hệ số thức ăn 2.0 (tương 2kg thức ăn/1kg thịt mực thương phẩm) sau khoảng 5 tháng nuôi, có con đã đạt hơn 1kg (mực lá).

Điển hình, hộ dân của anh Nguyễn Bá Ngọc (34 tuổi, ngụ xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải) là người sáng lập Công ty cổ phần Mực nhảy Biển Đông đã tiên phong nghiên cứu và bước đầu thành công với mô hình thí điểm "Nhân giống và nuôi mực trong môi trường bán tự nhiên".

Chia sẻ về mô hình nghiên cứu này, anh Ngọc cho hay: "Sau này khi chúng tôi làm chủ được con giống để cung cấp các hộ nuôi thì 1 lồng nuôi tầm 1.000m2 (tương đương 10.000m3 nước thả khoảng 10.000 con mực giống) sau 5 – 6 tháng nuôi cho thu hoạch bình quân khoảng 7 tấn mực, cho lợi nhuận từ 400 – 500 triệu/vụ (nuôi 2 vụ mỗi năm).

Ninh Thuận: Nhân rộng mô hình nhân giống, nuôi mực bán tự nhiên - Ảnh 2.

Anh Ngọc giới thiệu mô hình nuôi mực tự nhiên

Doanh nghiệp của anh Ngọc đang có hai lồng nuôi hiện đại bằng nhựa HDPE với quy mô 120 m2 và 2.304 m2 để đáp ứng cho việc nghiên cứu và thí điểm. Tại chu kỳ sinh sản, mực có thể sinh sản đến 50.000 trứng. Vào những ngày đầu nghiên cứu, công ty chưa có giống phải mua mực bố mẹ từ ngư dân nên tỷ lệ trứng thu được còn 20% (tương đương 10.000 trứng/cặp bố mẹ).

Theo quy trình nhân giống, trứng sau 10 ngày tuổi được các nhân viên kỹ thuật đưa về trại ấp từ 5 – 7 ngày để trứng nở ra con non (tỷ lệ trứng nở đạt 50%, tương đương khoảng 5.000 con). Khi con non nuôi thành con giống khoảng 17 - 25 ngày tuổi (tỷ lệ con non còn lại lúc này đạt khoảng 70%, tương đương khoảng 3.500 con giống) sau đó đưa ra lồng nuôi.

Ninh Thuận: Nhân rộng mô hình nhân giống, nuôi mực bán tự nhiên - Ảnh 3.

Mực to, khỏe khi nuôi ở mô hình mới

Vì đặc tính rất dễ bị ăn nhau nên khi nuôi mực cần một môi trường đủ lớn để giảm tình trạng tiêu diệt lẫn nhau (tỷ lệ nuôi 1kg mực/m3 nước là tốt nhất). Bên cạnh đó, khi mực còn nhỏ phải cho mực ăn bằng tôm con sống hoặc cá con sống nên lợi nhuận sẽ giảm nếu không sớm đưa mực quay lại với môi trường bán tự nhiên ở biển.

Với mô hình này, tháng 7 vừa qua, anh Nguyễn Bá Ngọc là 1 trong 81 doanh nhân trẻ được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam trao danh hiệu Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc toàn quốc năm 2023.

Thấy được hiệu quả mang lại từ người nuôi, ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận đang khuyến khích người dân có điều kiện đầu tư, phát triển mô hình này, đồng thời, nhân giống, tạo ra các sản phẩm chất lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái biển.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước