Nợ xấu và tái cơ cấu ngân hàng: Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị

Chí Sơn-Thứ năm, ngày 11/09/2014 23:27 GMT+7

Ảnh minh họa

Nợ xấu và tái cơ cấu ngân hàng được coi là bài toán cần phải giải đáp của cả nền kinh tế và cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Đây là những nhận định được các chuyên gia kinh tế đưa ra tại cuộc Hội thảo về Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu được Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức.

Theo đánh giá của nhiều đại biểu, sau một loạt các động thái nỗ lực như sáp nhập, hợp nhất hơn 10 tổ chức tín dụng, liên tục cắt giảm lãi suất, ổn định thị trường vàng, ngoại tệ, xử lý khoanh nợ, giãn nợ… mà Ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực thực thi trong suốt thời gian qua, đã tạo ra một sự ổn định cần thiết cho nền kinh tế.

Điều này đã được kiểm chứng thực tế và được các tổ chức quốc tế thừa nhận. Rõ nhất là hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam do Moody’s đánh giá được nâng một bậc lên mức B1 thay vì mức B2 được công bố vào tháng 12/2013. Nhưng con đường phía trước vẫn còn rất gian nan.

Nhiều đại biểu tỏ ra sốt ruột và thúc giục tiến trình xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cần phải có sự vào cuộc của cả nền kinh tế để khơi thông những bế tắc hiện nay của nền kinh tế. Nhưng nguồn lực, quyền lực, năng lực và cả pháp lực để xử lý nợ xấu và tái cơ cấu ngân hàng dường như vẫn còn hạn chế vì thế cần có vận dụng sự linh hoạt.

Trong điều kiện ngân sách hạn chế, việc giữ được ổn định hệ thống, không làm phình to “cục máu đông” của nền kinh tế đã là một cố gắng. Nhưng tình trạng này cũng không thể kéo dài. Vì vậy, cần phải có giải pháp đồng bộ và quyết liệt hơn nữa bởi tiến trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng cũng đang là đòi hỏi bức thiết từ thực tiễn của nền kinh tế.

Sau đây là ý kiến của đại biểu và các chuyên gia về vấn đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu:

 

 

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước