Tìm ra "gót chân Achilles" của căn bệnh ung thư

VTV8, icon
11:37 ngày 04/03/2016

VTV.vn - Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, ngay cả khi biến đổi nhanh chóng, ung thư vẫn mang những phân tử đặc trưng không bao giờ thay đổi.

Điều trị ung thư. (Nguồn: cancer.gov)

Đến nay, các biện pháp điều trị ung thư thường không thành công bởi ung thư tiến triển rất nhanh chóng và thay đổi cấu trúc liên tục khiến thuốc điều trị mất tác dụng. Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc Đại học College London (UCL) và Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Anh quốc đã phát hiện ra rằng ngay cả khi biến đổi nhanh chóng, ung thư vẫn mang những phân tử đặc trưng không bao giờ thay đổi.

Những phân tử này là các sinh kháng thể - độc tố mà hệ miễn dịch có thể nhận biết được. Các tế bào miễn dịch chống lại các sinh kháng thể này đã tồn tại sẵn trong cơ thể nhưng với số lượng quá nhỏ để có thể phát huy hiệu quả. Từ phát hiện này, các nhà khoa học tin rằng có thể phát triển hướng điều trị ung thư mới bằng việc thu thập hết các tế bào miễn dịch và "nhân bản" chúng trong phòng thí nghiệm với số lượng lớn rồi sau đó đưa trở lại cơ thể người bệnh.

Các tế bào miễn dịch trên với khả năng định vị "lá cờ" - khả năng nhận biết tế bào ung thư bất kể chúng biến đổi như thế nào - sẽ tấn công tiêu diệt các tế bào bệnh này kể cả khi nó đã lan khắp cơ thể. Theo các nhà khoa học Anh, nghiên cứu trên mang đến cho họ những căn cứ quan trọng để phát triển hướng điều trị ung thư mới sử dụng hệ miễn dịch của chính người bệnh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

Cùng chuyên mục