Xét nghiệm DNA giúp chống lại bệnh lao ở Madagascar

Nguyễn Mai, icon
06:46 ngày 02/06/2018

VTV.vn - Một nhóm các nhà khoa học và bác sĩ quốc tế đang nghiên cứu chuỗi DNA trong cuộc chiến chống bệnh lao ở những vùng xa xôi hẻo lánh của Madagascar.

Bệnh lao đã giết chết 13.000 người ở Madagascar.

Đây là lần đầu tiên loại nghiên cứu này được thực hiện ở những vùng sâu vùng xa của một quốc gia nơi bệnh này là đe doạ tính mạng của hàng nghìn người.

Tiến sĩ Sarah Hoosdally, một nhà sinh học phân tử tại Đại học Oxford và là giám đốc dự án nghiên cứu này đã nói với Reuters rằng, "Nếu thực hiện nghiên cứu ở một đất nước có cơ sở hạ tầng tốt thì dễ dàng cho chúng tôi quá, nhưng chúng tôi muốn thực hiện ở một quốc gia còn nghèo và không có cơ sở hạ tầng tốt như vậy", cô nói.

Bệnh lao đã giết chết 13.000 người ở Madagascar và 1 triệu người trên toàn thế giới trong năm 2016, theo Tổ chức Y tế Thế giới.

Viện Pasteur của Madagascar và Đại học Stony Brook ở Mỹ gia nhập đội ngũ Oxford để đào tạo khoảng 30 nhân viên y tế Madagascan để xác định bệnh lao và các chủng kháng thuốc của nó bằng cách sử dụng thiết bị Minopore Minion của Oxford.

"Nó có một màng lọc với những lỗ nhỏ li ti, hay còn gọi là nanopore, có dòng điện chạy qua và khi DNA đi qua những lỗ hổng đó, nó phá vỡ dòng điện đó và có thể được đọc như là mã di truyề, từ đó xác nhận các yếu tố gây bệnh." Hoosdally nói .

Kết quả sau đó sẽ được so sánh với cơ sở dữ liệu DNA để xác định chính xác bệnh nhân bị nhiễm loại bệnh lao nào, và liệu đó có phải chủng lao kháng thuốc hay không.

"Một trong những vấn đề là chẩn đoán bệnh lao có thể mất nhiều thời gian. Hiện tại, bạn phải cấy các mẫu trong phòng thí nghiệm và có thể mất vài tuần. Vì vậy, thực sự tìm ra một chủng có khả năng kháng thuốc có thể mất nhiều thời gian, dẫn tới trì hoãn điều trị và cũng khiến bệnh dễ lây sang người khác hơn, "Hoosdally nói.

Một thách thức khác mà họ phải đối mặt là họ vẫn cần phải xét nghiệm toàn bộ bộ gen từ máu, nhưng tới đây, nhóm sẽ chuyển sang phương pháp xét nghiệm nước bọt và chất nhầy khoang miệng- mẫu mà không cần lưu trữ trong phòng thí nghiệm.

Trong tương lai, Hoosdally nói họ hy vọng sẽ phát triển một thử nghiệm có thể cho ra kết quả trong vòng một ngày, dựa vào sử dụng điện thoại thông minh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục