Chiều nay (12/11), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Hiệp định CPTPP

PV-Thứ hai, ngày 12/11/2018 10:15 GMT+7

Ảnh: TTXVN

VTV.vn - Một Hiệp định có tác động đến nhiều ngành kinh tế, cũng như các doanh nghiệp sẽ được sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào chiều nay (12/11).

Theo chương trình dự kiến chiều nay, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP hay TPP-11) cùng các văn kiện liên quan.

Trước đó vào ngày 2/11, Quốc hội đã nghe Chủ tịch nước báo cáo về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.

Trình bày Tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP cùng các văn kiện liên quan, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, ngày 8/9/2018, Chính phủ có Tờ trình số 373/TTr-CP đề nghị Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét, quyết định phê chuẩn Hiệp định CPTPP cùng các văn kiện liên quan như sau: Được sự đồng ý của Bộ Chính trị và ủy quyền của Chính phủ, ngày 8/3/2018 tại Santiago (Chile), Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Hiệp định CPTPP và các văn kiện liên quan cùng với Bộ trưởng phụ trách kinh tế của các nước Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore.

Sau khi ký Hiệp định, các nước sẽ tiến hành thủ tục pháp lý trong nước, bao gồm việc phê chuẩn Hiệp định theo quy định của pháp luật nước mình để Hiệp định có hiệu lực.

Chiều nay (12/11), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Hiệp định CPTPP - Ảnh 1.

Chiều nay (12/11), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Hiệp định CPTPP (Ảnh: TTXVN)

Vào sáng 5/11, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về việc thông qua CPTPP. Tại đây nhiều đại biểu khẳng định việc phê chuẩn hiệp định này là quyết định quan trọng, thể hiện sự chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Tuy nhiên, một số đại biểu cũng nêu ý kiến Chính phủ cần xây dựng chương trình hành động cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả hiệp định, tránh các rủi ro, thách thức thua thiệt khi có tranh chấp nảy sinh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước