Chiêu trò lừa đảo tham gia liên kết sản xuất

Dư Quang - Minh Tuyết - Văn Vân (Ban Thời sự)-Thứ sáu, ngày 13/07/2018 10:33 GMT+7

VTV.vn - Tại một số địa phương xuất hiện tình trạng DN lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và không nắm rõ luật của một số nông dân đã phá vỡ liên kết, thậm chí có dấu hiệu lừa đảo.

Cách đây hơn 1 tháng, anh Trần Văn Cường (thôn Quảng Hợp, xã Quảng Sơn, huyện Đăk G'Long, Đắk Nông) đã ký hợp đồng liên kết thả nuôi 330.000 con cá rô với một nhóm người ở tỉnh Đồng Nai. Theo hợp đồng, nhóm người này sẽ cung ứng 50% kinh phí mua cá giống, cung cấp nguồn thức ăn cho cá và thu mua sản phẩm.

Trước những điều khoản hấp dẫn, anh Cường đã nhanh chóng bàn giao một nửa số tiền mua cá giống là 330 triệu đồng. Tuy nhiên, sau 1 tháng giữ liên lạc, nhóm người này đã hoàn toàn mất tích.

Đến nay, sau 20 ngày mất liên lạc với nhóm người này, anh Cường cũng không còn tiền để mua cám cho cá. Để cứu vãn tình hình, anh đành mua các loại nông sản như khoai lang, bơ, chuối để cho cá ăn dần. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tức thời, còn về lâu dài, anh vẫn chưa biết tính sao vì nếu nuôi bằng cách này, thời gian xuất bán sẽ kéo dài.

Không chỉ riêng anh Cường, anh Đỗ Văn Hưng (thôn 1B, xã Quảng Sơn, huyện Đắk G'long, tỉnh Đắk Nông) cũng bị nhóm lừa đảo tiếp cận. Tuy nhiên, vì cẩn thận hơn nên anh Hưng đã từ chối hợp đồng "béo bỡ".

Sau những chiêu trò lừa đảo liên kết trồng gừng sạch, bí đỏ, chanh leo ở Gia Lai, hiện nay chiêu trò này cũng được lặp lại với mô hình nuôi cá tại tỉnh Đắk Nông. Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ, mỗi nông dân cũng nên tìm hiểu để có biện pháp đề phòng, tránh tình trạng mất tiền oan với hình thức lừa đảo này.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước