Giá trị hiền tài trong lịch sử đất nước

Thùy Linh, Văn Lương, Minh Đức-Chủ nhật, ngày 18/02/2018 20:43 GMT+7

VTV.vn - Nhân ngày mùng 3 Tết cùng suy ngẫm về hai chữ "hiền tài", cũng là thể hiện đạo lý trọng chữ trí, trọng đạo học, "trọng thầy" từ xa xưa của cha ông ta.

"Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn". Đây là câu nói nổi tiếng của Thân Nhân Trung, vị Tiến sĩ triều Lê, vẫn được lưu giữ trang trọng trên tấm bia tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Trường Đại học quốc gia đầu tiên của Việt Nam).

Tư tưởng ấy còn nguyên giá trị đến thời nay khi giáo dục đang trở thành quốc sách hàng đầu, khi văn hóa, khoa học và đội ngũ trí thức đang giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước.

Có thể khẳng định, mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới, ở bất kỳ thời đại nào, muốn phát triển vượt bậc và hưng thịnh đều cần trọng dụng tri thức, nuôi dưỡng nhân tài.

Ngược dòng lịch sử hơn 570 năm về trước, vào năm Nhâm Tuất 1442, lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà đã diễn ra khoa thi Tiến sĩ tuyển chọn nhân tài cho đất nước. Vào ngày hôm nay (18/2), mùng 3 Tết Mậu Tuất - "Tết Thầy", cùng suy ngẫm về giá trị của hai chữ "hiền tài" trong dòng chảy lịch sử của đất nước.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước