Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh G20

Thu Thuỷ-Thứ sáu, ngày 12/11/2010 16:30 GMT+7

Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) đã khai mạc tối qua tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc).

Ảnh: TTXVN

Trong ngày họp chính thức hôm nay, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về sự mất cân bằng kinh tế, những căng thẳng về tiền tệ và bảo hộ thương mại. Với tư cách là Chủ tịch ASEAN 2010, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cũng được mời tham dự hội nghị.

Các nhà lãnh đạo G20 hy vọng hội nghị lần này sẽ là cơ hội làm giảm những căng thẳng do sự mất cân bằng tiền tệ giữa các quốc gia xuất khẩu giàu tiền mặt và các nước nhập khẩu nặng gánh nặng nợ.

Diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại, các thị trường tiền tệ đang rối loạn, thương mại mất cân bằng và chủ nghĩa bảo hộ đang tăng lên, hội nghị thượng đỉnh G20 được cho là sẽ chứng kiến nhiều sự bất đồng.

Bất đồng đầu tiên là giữa Mỹ - Trung Quốc về vấn đề tỉ giá tiền tệ. Washington muốn Trung Quốc tăng giá đồng NDT, trong khi Trung Quốc cho rằng, việc Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa quyết định bơm 600 tỉ USD vào nền kinh tế là một cách giảm giá đồng tiền. Đức, Brazil và Hàn Quốc cũng đang lo ngại rằng, FED sẽ làm tăng lạm phát, đẩy giá các đồng nội tệ của những nước này lên quá cao và ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Dự kiến, sẽ còn nhiều tranh cãi và bất đồng để đi tới tuyên bố chung khi bế mạc Hội nghị thượng đỉnh G20 này, nhất là những vấn đề nóng bỏng hiện nay như giảm sự mất cân đối tài khoản vãng lai và vấn đề tỉ giá hối đoái.

Cũng tại Hội nghị thượng đỉnh G20, sẽ diễn ra các cuộc thảo luận về cải cách cơ chế vận hành tài chính toàn cầu, nhằm nâng cao vai trò của các quốc gia đang phát triển và mới nổi đối với các tổ chức quan trọng như IMF và WB. Hội nghị sẽ chính thức thông qua kế hoạch trao thêm quyền bỏ phiếu cho các cường quốc kinh tế mới nổi trong Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, theo đó sẽ đưa Trung Quốc trở thành quốc gia có tầm quan trọng thứ ba trong IMF, chỉ sau Mỹ và Nhật Bản. Đồng thời đưa các cường quốc mới nổi là Ấn Độ, Brazil và Nga sẽ vào "Top" 10 vị trí đứng đầu.

Khi thế giới có nguy cơ rơi vào đại suy thoái trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, G-20 đã chứng minh được vị thế là diễn đàn chính sách kinh tế chủ chốt của thế giới bằng cách chi khoảng 5 nghìn tỷ USD cho kích thích tiêu dùng và bảo lãnh nợ để chống lại khủng hoảng kinh tế.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước