Liên hợp quốc: Người di cư có những đóng góp đáng kể

Thanh Hoa. (Người dân di cư ngày càng trẻ về độ tuổi. Ảnh: Vnn)-Thứ ba, ngày 06/10/2009 08:02 GMT+7

Ngày 5/10, tại Hà Nội, Chương trình phát triển LHQ đã công bố báo cáo phát triển con người năm 2009 với chủ đề “Vượt qua rào cản: Di cư và phát triển con người”.

Từ nhiều năm nay, nhiều quốc gia vẫn coi Di cư là một vấn đề đáng lo ngại, và thiết lập nhiều rào cản với các luồng di cư. Tuy nhiên, Báo cáo năm nay của UNDP đề xuất một cách nhìn khác, đó là Di cư có những đóng góp đáng kể đối với phát triển con người, vì vậy cần có một môi trường chính sách thuận lợi để có thể hiện thực hóa những lợi ích của di cư.

Báo cáo phát triển con người năm 2009 nêu ra nhiều lợi ích của vấn đề di cư. Tại những nơi người di cư đến, họ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, với chi phí rất thấp hay bằng không đối với người dân địa phương. Tại những nơi họ ra đi, lợi ích trực tiếp nhất là dưới hình thức gửi tiền về cho những người thân trong gia đình. Khi nguồn tiền này được chi tiêu, có thể tạo thêm việc làm cho người lao động địa phương, và hành vi của họ cũng thay đổi theo luồng tư tưởng mới du nhập từ khu vực phát triển hơn.
Tuy nhiên, có một thực tế là nhiều người di cư gặp phải rất nhiều khó khăn hoặc không thể tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách bình đẳng với người bản địa. Những vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng đối với các lao động có tay nghề thấp.
Từ những nội dung đó, Báo cáo khuyến nghị các chính phủ nhìn nhận vấn đề di cư ở khía cạnh tích cực hơn, xét tới những lợi ích của việc di cư với cá nhân họ và cả những đóng góp cho cộng đồng. Từ đó có những giải pháp, chính sách hợp lý để phát huy tối đa tiềm năng của di cư, đồng thời giảm thiểu những tổn thương mà người di cư và gia đình họ phải gánh chịu.
Cũng trong khuôn khổ báo cáo, Chương trình phát triển Liên Hợp quốc UNDP cũng công bố chỉ số về phát triển con người HDI. Đây là chỉ số tổng hợp về chất lượng cuộc sống của con người, bao gồm các số đo như tuổi thọ trung bình, tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ nhập học và GDP bình quân đầu người.
Năm nay, chỉ số này tiếp tục cho thấy mức độ chênh lệch còn rất lớn về chất lượng cuộc sống người dân ở các nước giàu và các nước nghèo. Chỉ số HDI của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với mặt bằng chung. Trong số 182 quốc gia và vùng lãnh thổ có số liệu, HDI của Việt Nam đứng thứ 116.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước