Mua nhà trên giấy: SOS

Tuyết Mai - Thanh Tùng-Thứ tư, ngày 05/08/2009 07:54 GMT+7

Phòng cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và quản lý chức vụ PC15, Công an Hà Nội vừa ra quyết đinh khởi tố vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" tại Công ty cổ phần sàn bất động sản Việt Nam, ngõ 110 Trần Duy Hưng và đồng loạt thực hiện khám xét và phong tỏa tại khoản của các đối tượng tham gia.

Cho đến thời điểm này, đã có trên 800 người bị lừa mua đất tại 8 dự án ma do những công ty này vẽ ra với số tiền lên tới 450 tỷ đồng. Vụ việc này một lần nữa cho thấy, nhiều người dân vì quá ham lợi, đã đổ xô đi mua đất trên giấy mà bỏ qua việc tìm hiểu kỹ thông tin về doanh nghiệp; về quy trình, thủ tục liên quan đến việc hình thành một dự án bất động sản.

Chỉ trong vòng gần 3 tháng, Công ty cổ phần bất động sản Việt Nam, Công ty Cường Thịnh, Công ty Hoàng Hà đã xẻ gần 50 ha đất nông nghiệp tại xã Minh Khai, huyện Từ Liêm để chia lô trên giấy để bán, trong khi không hề được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, giao đất. Các doanh nghiệp này đã thu về trên 450 tỷ đồng.

Tại Phòng cảnh sát điều tra công an thành phố Hà Nội, những người mua đất trong dự án này vẫn chưa khỏi bàng hoàng vì cú lừa ngoạn mục này. Nhiều người trong tình trạng lo sợ vì tiền mua đất là tiền đi vay và là tiền tích góp cả đời của gia đình.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản , sở dĩ 3 công ty trên có thể phối hợp dựng lên dự án ma bán cho khách hàng là do hiểu biết pháp luật của người mua nhà còn quá nhiều hạn chế. Mặc dù luật kinh doanh bất động sản đã quy định rõ: Thời điểm chủ đầu tư được huy động vốn là thời điểm chủ đầu tư phải hoàn thành xong cơ sở hạ tầng. Nhưng người mua vẫn chấp nhận ký vào những bản hợp đồng vay vốn và góp vốn khi chưa tìm hiểu tính pháp lý của dự án, tạo cơ hội cho hành vi lừa đảo.

Theo Giáo sư - Tiến sỹ Đặng Hùng Võ, Chuyên gia Kinh tế: “Điều đáng nói là nhận thức của người dân. Nếu người dân góp vốn khi xong hạ tầng thì không sao, nhưng đây chưa có quyết định giao đất đã hăng hái xin nộp tiền”.

Cho đến thời điểm này, những lời rao bán khu dự án ma này vẫn tràn lan trên mạng. Theo công an thành phố Hà Nội, sự việc không chỉ dừng lại ở hành vi lừa đảo mà các đối tượng này còn cố tạo thị trường khan hiếm giả để kiếm chệnh lệch hàng trăm tỷ đồng. Phần lớn những người mua chỉ căn cứ trên bản vẽ do tin lời của tư vấn nhà đất và bạn bè mua trước . Nếu được chứng kiến thực địa dự án, thì chưa chắc họ đã bị chủ đầu tư lừa một cách dễ dàng như vậy.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước