Quốc hội thảo luận Bộ Luật lao động

Quỳnh Trang - Minh Trí -Thứ tư, ngày 23/05/2012 15:30 GMT+7

Quy định mức trần thời gian hợp đồng lao động xác định thời hạn; Quy định thời gian làm thêm; Thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ và tuổi nghỉ hưu của người lao động là nội dung chính mà các đại biểu tập trung thảo luận sáng nay.

Về mức trần thời gian của hợp đồng lao động xác định thời hạn, đa số các đại biểu đều tán thành với đề nghị, mức trần thời gian của hợp đồng là từ 12 tháng đến tối đa 72 tháng. Vì phương án này cho phép người sử dụng lao động và người lao động ký kết hợp đồng xác định thời hạn với thời gian linh hoạt hơn, phù hợp với thời gian thực hiện khác nhau của các công trình, dự án trên thực tế.

Ông Nguyễn Văn Tuyết, ĐBQH tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phát biểu: Tán thành phương án 1, xác định thời hạn lao động mà trong đó hai bên xác định thời gian chấm dứt hợp đồng là từ 12 tháng đến 72 tháng.
Thời gian nghỉ thai sản đối với phụ nữ là nội dung được nhiều đại biểu tập trung thảo luận. Theo đó, đa số các đại biểu đều tán thành với đề xuất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là thời gian nghỉ 6 tháng.
Bà Ngô Thị Thanh Hòa, ĐBQH tỉnh Bắc Ninh: Nhất trí thời gian nghỉ thai sản 6 tháng vì trên thực tế, phụ nữ sau khi hết thời gian nghỉ 4 tháng đều xin nghỉ thêm. Đây là điều rất chính đáng. Theo khảo sát, đa số chủ sử dụng lao động cũng đồng ý với nguyện vọng của người lao động và quỹ bảo hiểm xã hội cũng có thể đảm bảo cho họ.
Thời gian nghỉ hưu của người lao động là nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau. Song đa số các đại biểu cho rằng, Bộ Luật lao động sửa đổi nên cho phép có thể điều chỉnh đối với nhóm lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại nên được nghỉ hưu trước thời gian quy định. Ngược lại, nên có quy định cụ thể thời gian tăng tuổi nghỉ hưu, đối với nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao; nhóm lao động làm công tác quản lý, nhưng thời gian không quá 5 năm nếu tự nguyện.
Tin liên quan:

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước