Thành tựu trong lĩnh vực Công nghệ sinh học 2009

Hà Bình-Thứ bảy, ngày 02/01/2010 16:37 GMT+7

Năm 2009 vừa qua, những nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học của các nhà khoa học Việt Nam được đánh giá là kịp thời đáp ứng nhu cầu thực tế và rất đáng ghi nhận.

Một bộ kít giúp chẩn đoán nhanh người bị cúm H1N1 và sốt xuất huyết. Có thể xác định được cúm H1N1 thông thường hoặc cúm H1N1 đại dịch. Một giống khoai tây siêu nguyên chủng có khả năng kháng bệnh và cho năng suất gấp đôi giống khoai tây thường. Một giống lúa chuyển đổi gen từ giống tám xoan, năng suất gấp 3 lần với giống gốc. Giống lúa này hiện đang được khảo nghiệm để công nhận là giống lúa quốc gia. Đó chỉ là một số kết quả nghiên cứu nổi bật trong lĩnh vực công nghệ sinh học của Việt Nam trong năm qua.

Công nghệ sịnh học là công nghệ sử dụng các tác nhân sinh học như vi sinh vật, tế bào thực vật và các enzim để biến đổi vật chất. Việc biến đổi này sẽ tạo nên các sản phẩm, chủ yếu thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm và dược phẩm. Thời gian qua, giống lúa mới được nhiều nông dân hồ hởi thử nghiệm trồng ở Nam Đinh và giống khoai tây chuyển gen đã bắt đầu lên xanh ở Hải phòng. Nhân rộng kết quả nghiên cứu từ phòng thí nghiệm cũng là mong muốn của chính các đơn vị sản xuất.
Bà Nguyễn Thị ngân, Phụ trách khu sản xuất nông nghiệp CNC Hải Phòng, chia sẻ: "Theo tôi, nghiên cứu nên tập trung ngân sách cho trung ương, còn khi về địa phương nên triển khai đầu tư thực tế thành những mô hình ngoài đồng ruộng chứ không phải chỉ ở trong phòng thí nghiệm…".
Bộ kít chẩn đoán bệnh nhanh hiện được thử nghiệm tại Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia, giá thành chỉ bằng 1/3 so với ngoại nhập. Tuy nhiên, quy mô và phạm vi sử dụng còn giới hạn. Vấn đề là cần một chiến lược để có thể sản xuất và thương mại hóa rộng rãi các sản phẩm công nghệ sinh học.

Trong những năm gần đây, công nghệ sinh học là 1 trong những lĩnh vực trọng điểm được nhà nước ưu tiên đầu tư. Theo xếp hạng của bảng phân bố công nghệ sinh học quốc tế thì công nghệ sinh học của Việt Nam hiện đứng ở nhóm giữa trong khu vực ASEAN. Việt Nam được các nhà khoa học quốc tế chọn là nước có thể dễ dàng tìm thấy các loài vi sinh vật mới, rất hữu ích cho nghiên cứu và phát triển.

Các chuyên viên thuộc Viện Công nghệ sinh học - Viện Khoa học - Công nghệ VN
đang kiểm tra bộ kit chẩn đoán cúm A/H1N1

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước