Tháo gỡ vướng mắc trong việc triển khai Luật BHYT

Kim Xuân -Chủ nhật, ngày 31/01/2010 14:08 GMT+7

Qua một tháng triển khai Luật bảo hiểm y tế, đã xuất hiện nhiều vướng mắc cần tháo gỡ như : việc đổi thẻ; xác nhận tai nạn giao thông; nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu; vấn đề cùng chi trả 5% và 20% đối với những người mắc bệnh mãn tính.... Trước tình hình này, ngành y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp để tháo gỡ và đưa ra những văn bản kịp thời để người dân có thẻ BHYT yên tâm khám chữa bệnh.

Theo Luật BHYT mới, những trường hợp bị tại nạn giao thông muốn thanh toán bảo hiểm y tế phải có xác nhận của cơ quan công an là không vi phạm luật. Ngành y tế cho rằng, họ chỉ có trách nhiệm cứu người, còn việc có thanh toán được bảo hiểm hay không là việc khác. Trong khi đó, các quy trình xác nhận người bị nạn đến nay vẫn chưa có.

Ông Nguyễn Minh Thảo - Trưởng Ban thực hiện chính sách BHYT, Bảo hiểm xã hội VN cho biết: “Một trường hợp bị tai nạn trên đường khi không có công an thì người bị tai nạn và gia đình phải có trách nhiệm đề nghị cơ quan công an xác nhận. Theo tôi, lúc đầu sẽ khó khăn, nhưng khi chúng ta thống nhất được qui trình thì việc làm này sẽ không quá phức tạp”.
Về vấn đề chi trả 5% với đối tượng tham gia Bảo hiểm người nghèo, ông Nguyễn Minh Thảo cho rằng: Nhà nước đã cấp 100% ngân sách mua thẻ cho người nghèo, quyền lợi của người nghèo tương đương với những đối tượng tham gia BHYT khác. Việc chi trả 5% cũng có thể là khó khăn với người nghèo, tuy nhiên cũng cần có các hình thức huy động thêm các nguồn từ xã hội, người thân tham gia hỗ trợ. Vừa qua, Bộ Y tế đã đề xuât sử dụng quỹ Khám chữa bệnh cho người nghèo để chi trả cho những bệnh nhân nghèo không đủ khả năng thanh toán.
Phỏng vấn: Ông Nguyễn Minh Thảo cho biết thêm: “Theo tôi, đề xuất vẫn phải cùng chi trả 5% nhưng qui định giới hạn tối đa trong một năm cho người ta là 3 tháng hay 6 tháng lương tối thiều. Ví dụ, qui định là 6 tháng khoảng 4 triệu, tức là một năm anh không phải trả 4 triệu đến 4 triệu rưỡi và vượt qua cái mức đó thì quỹ BH sẽ chi trả nốt”.
Cả nước ta có 50 triệu người tham gia BHYT, đến thời điểm này 80% thẻ đã được đổi, chỉ còn 20% thẻ chưa đổi tập trung vào hai nhóm đối tượng là trẻ em và người nghèo. Để khắc phục tình trạng này, Bộ y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có công văn chỉ đạo các tỉnh tiếp tục sử dụng thẻ cũ đến khi nào các địa phương thực hiện hoàn thành việc đổi thẻ sẽ quyết định dừng không sử dụng thẻ BHYT cũ.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước