"Thắt chặt chi tiêu" khiến CPI hạ nhiệt?

Việt Hoàng-Thứ tư, ngày 02/05/2012 11:30 GMT+7

Kết thúc tháng 4, chỉ số giá tiêu dùng gần như không tăng. Liệu đây có phải là tín hiệu tốt cho nền kinh tế. Hay đằng sau đó là một sự “thay đổi chi tiêu” đang hiện diện trong mỗi gia đình?

Hơn 1 tháng nay, chiếc xe máy của chị Trần Thị Hiền ở Phan Huy Ích, Hà Nội vẫn đầy bình xăng. Đơn giản vì chiếc xe chỉ yên vị ở một góc sân, hệ quả của thời kỳ xăng tăng giá. Đồng hồ xăng xe còn đầy, xe được chất đống bởi chăn nệm nằm tại góc sân...

Đây chỉ là một trong nhiều biện pháp cắt giảm chi tiêu mà gia đình chị Hiền đang áp dụng. Theo chị Hiền - một người kiếm sống bằng việc nhận giặt thuê quần áo, gia đình chị cũng nằm trong guồng xoáy giảm chi như chính lượng khách hàng của chị. Khách hàng ngày càng thưa thớt, những chiếc xà phơi cũng không còn treo kín quần áo. Mọi mua sắm, chi tiêu của gia đình do đó phải thay đổi. Từ chiếc quạt cũ chồng chị Hiền cố sửa thay vì mua mới đến mớ rau chị Hiền chọn mua ở hàng rong thay vì mua ở sạp.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng: “Chỉ số giá tăng thấp liên quan đến tổng cầu của nền kinh tế đang có xu thế tăng chậm lại rất nhiều. Ví dụ như chỉ số tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ cả năm 2011 chỉ tăng 4,7%, sang quý 1/2012 chỉ tăng có 5% và đang có xu thế giảm liên tục nếu loại trừ yếu tố giá”.
Như vâỵ, chỉ số giá tháng 4 tăng thấp không hẳn là điều đáng mừng. Khi thực tế giá các nhóm thiết yếu như xăng, dầu vẫn tăng mạnh. Người dân buộc phải co kéo chi tiêu cho những khoản này và giảm tối đa việc chi cho những sản phẩm khác.
“Doanh nghiệp tung hàng ra bán, có nơi bán 1 tặng 1 cũng không có ai mua. Như vậy, vấn đề sức mua trong dân đang bị mất đi rất nhiều. Rõ ràng là nếu sức mua không có thì giá phải xuống thôi”, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận định.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước