Tự do tôn giáo tại VN: Góc nhìn từ nước Mỹ

Đức Hoàng - Lê Minh-Thứ năm, ngày 18/11/2010 23:25 GMT+7

Bên cạnh những đánh giá khá tích cực về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam, bản Báo cáo thường niên về Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2010 của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã nêu lên một số lo ngại vốn dựa trên những thông tin thiếu khách quan về tình hình Việt Nam…

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới cung đón tượng Ngọc Phật Hoà Bình

Trong đó có không ít những thông tin đã bị các cá nhân, tổ chức cực đoan Mỹ cố tình bóp méo nhằm phục vụ lợi ích riêng của họ.
Trong một đoạn video được tìm thấy trên mạng Internet, khách quan nhìn nhận, ai cũng có thể thấy rằng, đó là hành động của những kẻ quá khích tấn công lực lượng cảnh sát. Song cũng chính đoạn video này đã được một nhóm cá nhân và tổ chức cực đoan Mỹ sử dụng làm chứng cứ tại một buổi điều trần ở Quốc hội Mỹ cách đây không lâu, với cáo buộc Chính quyền Việt Nam đàn áp giáo dân.
Ở đây còn có cả những nhân chứng là người Việt đang định cư tại Mỹ đã lâu không về thăm nơi mình đã chôn nhau cắt rốn. Ngần ấy thông tin thôi đã được cho là đủ để một số nghị sĩ đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo.

‘ Đại lễ rước, cung nghinh xá lợi Đức Phật lớn nhất Việt Nam

Tiến sĩ Chris Seiple, Chủ tịch Viện Liên kết toàn cầu Mỹ cho rằng: "Theo một đạo luật ban hành năm 1998 tại Mỹ, một quốc gia sẽ bị đưa vào diện cần quan tâm đặc biệt (CPC) vì những vi phạm tự do tôn giáo nếu có những đàn áp mang tính hệ thống, tồi tệ và tiếp diễn đối với các nhóm tôn giáo. Đó không phải là những gì đang diễn ra tại Việt Nam hiện nay. Không nên đặt Việt Nam trong danh sách CPC".
Sự bận rộn và định kiến không tốt về Việt Nam được cho là nguyên nhân một số người Mỹ có thể dễ dãi đưa ra kết luận của mình mà không cần biết đến thực tiễn.
Cũng theo Tiến sĩ Chris Seiple: "Điều mà chúng tôi thường giảng giải ở Mỹ là đừng bao giờ để đầu óc mình mang định kiến. Hãy đến tận nơi và tận mắt chứng kiến, còn nếu không thể đến được thì đừng có nói đến nó”.

‘ Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới Lần thứ XI tại Việt Nam. Ảnh: phathoc.net

Có những tổ chức Phi chính phủ Mỹ, vì lợi ích của mình, sẵn sàng đưa ra những đánh giá thiếu khách quan. "Tôi muốn nói đến một số tổ chức phi chính phủ (NGO), phi lợi nhuận. Họ phải quyên góp tiền để tồn tại. Sẽ dễ dàng hơn cho họ rất nhiều trong việc quyên tiền nếu họ bôi xấu các bạn. Họ nói họ là người tử tế đây, họ thẳng tay chỉ trích các bạn là xấu xa thế này thế kia. Thế là công chúng Mỹ, vốn không hiểu về văn hóa các địa phương ở Việt Nam, chính trị ở Hà Nội, sẽ tin họ. Và thế là họ quyên góp được tiền ngay. Điều này quả thực là có". Tiến sĩ Chris Seiple khẳng định.
Tuy nhiên, trong bối cảnh quan hệ song phương Việt - Mỹ đang ngày càng được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực vì lợi ích của nhân dân hai nước, sự hiểu biết lẫn nhau được tăng cường thông qua nhiều cơ chế đối thoại chính thức, những tiếng nói kiểu như vậy sẽ ngày càng trở nên lạc lõng…

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước