Ghép tạng ở Việt Nam: Công nghệ, pháp lý sẵn sàng nhưng khan hiếm nguồn hiến tạng

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 28/10/2015 05:00 GMT+7

VTV.vn - Mặc dù cơ sở pháp lý và công nghệ ghép tạng đã sẵn sàng nhưng nhiều bệnh nhân vẫn mòn mỏi chờ sự sống vì khan hiếm nguồn hiến tạng.

Nhiều năm qua, với việc làm chủ công nghệ ghép tạng, các bác sĩ Việt Nam đã mang lại cuộc sống cho hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh nan y, kể cả đã ở giai đoạn cuối. Những người hiến tạng đã cho đi không vụ lợi một phần cơ thể mình để làm hồi sinh sự sống cho những cuộc đời khác. Hiện, luật pháp ở lĩnh vực này ban hành cách đây gần 10 năm đã tạo cơ sở pháp lý đầy đủ hoạt động hiến tặng, cấy ghép các bộ phận của cơ thể người.

Trong 23 năm qua, hơn 1.500 ca ghép tạng đã được thực hiện tại các bệnh viện lớn của Việt Nam. Ghép tạng thực sự trở thành giải pháp tối ưu cho nhiều căn bệnh nan y ở giai đoạn cuối. Các bác sỹ Việt Nam đã làm chủ công nghệ ghép tạng, kể cả đối với những bộ phận cơ thể phức tạp.

Tuy  nhiên, khoa học càng phát triển, tay nghề của các bác sĩ càng cao thì càng tăng thêm sự tiếc nuối khi nhiều bệnh nhân không thể sống chỉ vì không có nguồn tạng hiến.

Theo GS.TS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người hiện số lượng bệnh nhân được ghép tạng tại Việt Nam vẫn còn rất ít do không có đủ nguồn tạng. GS.TS Sơn cho biết, tại Mỹ với 332 triệu dân, trong năm 2014 có hơn 30.236 trường hợp được ghép tạng. Ở Hàn Quốc, 50 triệu dân cũng trong năm 2014 cũng ghép được 3298 ca. Ở Việt Nam gần 93 triệu dân năm 2014 mới ghép được 281 ca. Điều này cho thấy việc lượng bệnh nhân tại nước ta được cứu sống nhờ ghép tạng còn rất khiêm tốn so với các nước phát triển.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước