Thiếu hụt nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa

PV-Chủ nhật, ngày 22/10/2023 14:00 GMT+7

VTV.vn - Hiện trạng thiếu hụt nhân lực trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa đặt ra cho cơ quan quản lý bài toán đổi mới tư duy đào tạo.

Công nghiệp văn hóa là lĩnh vực non trẻ ở Việt Nam, chiếm hơn 3,6% GDP của cả nước. Mục tiêu là đến năm 2030, tỷ trọng này phấn đấu đạt 7% GDP, với 220.000 nhân lực trực tiếp và gián tiếp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao.

Nhưng số lượng nhân lực văn hóa chất lượng cao còn đang khiêm tốn. Đội ngũ đạo diễn có tầm biết quản trị nghệ thuật, nghiên cứu thị trường chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong khi công nghiệp văn hóa đang có khoảng trống đào tạo ở các trường văn hóa nghệ thuật, khối tư nhân lại khá năng động khi xuất hiện các trung tâm đào tạo lĩnh vực thuộc công nghiệp văn hóa, thu hút nguồn nhân lực trẻ tham gia.

"Với công nghiệp văn hóa, có kiến thức về nghệ thuật thôi thì chưa đủ mà còn cần có kiến thức về tài chính, nhìn nhận đúng đắn về chính trị, kinh tế, xã hội, đồng thời hiểu biết về thị trường. Nhìn sang các nghệ sĩ trên thế giới, tên họ có ở các bảng xếp hạng về tài chính", đạo diễn Việt Tú chia sẻ.

"Việt Nam hiện còn thiếu những cơ sở đào tạo chuyên ngành về công nghiệp văn hóa. Để nâng cao chất lượng của lực lượng này thì cần có có chế tạo ra quá trình trao đổi chuyên gia", PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương – Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chia sẻ.

Nền công nghiệp văn hóa giải trí ở nhiều quốc gia đã trở thành "con gà đẻ trứng vàng". Công nghiệp văn hóa giải trí đã đưa Hàn Quốc từ quốc gia nghèo ở châu Á những năm 1960 trở thành nền kinh tế đứng thứ 4 châu Á, thứ 10 thế giới về GDP năm 2020. Nhiều nghệ sĩ, ban nhạc trở thành cỗ máy in tiền cho cho kinh tế Hàn Quốc. Nhưng quan trọng hơn, họ còn giúp lan tỏa thương hiệu văn hóa Hàn Quốc với làn sóng Hallyu rộng khắp toàn cầu. Vì thế, nhiều cơ sở đào tạo trong nước đã chủ động liên kết với các trung tâm đào tạo tại Hàn Quốc, tạo cơ hội cho các học viên cọ sát, nắm vững quy trình chuẩn của công nghiệp văn hóa cũng như kỹ năng phát triển bản thân.

Hiện cả nước có 120 cơ sở tham gia đào tạo văn hóa nghệ thuật công lập và tư nhân tham gia đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho các ngành thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Nguồn nhân lực thuần túy nếu không được đào tạo quy trình sản xuất của một ngành công nghiệp thực thự thì khó biến những giá trị văn hóa trở thành điểm nhấn của sản phẩm, vừa khẳng định thương hiệu vừa tạo ra nguồn lợi kinh tế. Khi ấy cánh cửa phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam còn xa mới đuổi kịp các nước trong khu vực, chưa nói gì những cường quốc công nghiệp thế giới

Hợp tác công tư trong phát triển công nghiệp văn hóa Hợp tác công tư trong phát triển công nghiệp văn hóa

VTV.vn - Để xoay xở khi ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, nhiều địa phương đã có cách làm sáng tạo, thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển văn hóa, khơi thông nguồn lực tài chính.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước