Bình đẳng giới thể hiện rõ nét trong lịch sử Phật giáo

Thanh Bình - Văn Thuận (Ban Truyền hình Đối ngoại)-Thứ bảy, ngày 19/03/2016 11:00 GMT+7

VTV.vn - Dù hàng ngàn năm trước, phụ nữ còn chịu nhiều phân biệt đối xử, nhưng bình đẳng giới trong Phật giáo đã được thể rõ ràng bình đẳng về tri thức, đạo đức và tâm linh.

Bình đẳng giới là sự thừa nhận vai trò và vị trí xã hội của người nam và người nữ trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống, đây cũng là mục tiêu phấn đấu vì sự tiến bộ của phụ nữ trong suốt tiến trình phát triển lâu dài của lịch sử loài người không phân biệt quốc gia, dân tộc hay tôn giáo.

Tọa lạc tại tiểu bang Bihar, miền Đông của Cộng hòa Ấn Độ, Tỳ xá ni không chỉ là thủ phủ của Licchavi - nước cộng hòa đầu tiên trên thế giới, đây còn nổi tiếng là địa danh tâm linh cổ đại mà cách đây hơn 2.500 năm, đức Phật đã cho phép thành lập giáo đoàn Tỳ kheo Ni - đánh dấu bước ngoặt mới trong lịch sử tôn giáo về bình đẳng giới, bình đẳng về tri thức, đạo đức và tâm linh.

“Phật giáo đã nâng cao vị trí của người phụ nữ trong mối quan hệ bình đẳng với vai trò của đàn ông vào thời điểm và địa điểm mà họ bị xếp vào địa vị thấp kém nhất trong xã hội. Sự kiện này là nét nhân văn cao đẹp, đề cao vai trò của nữ giới Ấn Độ nói riêng và tinh thần bình đẳng nam nữ trên thế giới nói chung”. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Việt Văn, báo Lao Động cho biết.

Cùng với nhiều di tích phật giáo nổi tiếng khác trên đất nước Ấn Độ, Tỳ xá li ngày nay luôn là một điểm đến của những người du lịch thích lịch sử và khảo cổ, là điểm hành hương Phật giáo của nhiều thành phần, dân tộc, quốc gia trên thế giới.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước