Kinh tế hợp tác – nơi niềm tin được gầy dựng

Tấn Hưng (VTV9)Cập nhật 15:20 ngày 27/07/2020

VTV.vn - Để giải bài toán nâng chất hạt gạo cho ĐBSCL thì “kinh tế hợp tác” đóng vai trò quyết định.

Sẽ không có chuyện doanh nghiệp xuất khẩu tìm đến từng nông dân để bàn chuyện thu mua lúa gạo trên diện tích vài công đất. Thay vào đó, họ sẵn sàng đàm phán với những hợp tác xã, tổ hợp tác có trong tay hàng trăm, thậm chí hàng ngàn hecta.

Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp số 2 Gáo Giồng vừa có thêm hợp đồng tiêu thụ lúa gạo. Điều kiện đưa ra là bà con phải sản xuất giống do doanh nghiệp cung cấp.

Tại nhiều địa phương, kinh tế hợp tác đang dần được nông dân tin tưởng. Bởi ở đó, họ không quá lo về đầu ra cho sản phẩm, mà lại còn được hỗ trợ tối đa.

Nếu thiếu vốn sản xuất, cứ đến hợp tác xã hỏi vay. Chỉ cần CMND và vài chữ kí, ông Mến đã có 10 triệu đồng về mua phân, thuốc. Không chỉ hỗ trợ vốn, 8 năm qua chưa bao giờ 1.200 xã viên của hợp tác xã phải lo lắng về đầu ra.

Ở những mô hình kinh tế tập thể, bà con còn được tập huấn kĩ thuật để sản xuất sạch, an toàn, đồng thời kéo giảm tối đa chi phí sản xuất.

Giảm giống, phân, tăng lợi nhuận 30%, phân thì giảm chút đỉnh. Đơn giản chỉ có vậy mà giá thành sản xuất của xã viên giảm từ 3 – 4 triệu đồng/ hecta so với bà con bên ngoài.

Ở cánh đồng giống mới, lúa chưa chín nhưng doanh nghiệp đã đến tham quan và chốt sơ bộ giá thu mua. Chuyện ít gặp ở vựa lúa miền Tây.

Sản xuất lúa hiệu quả với mô hình liên kết tổ hợp tác, hợp tác xã Sản xuất lúa hiệu quả với mô hình liên kết tổ hợp tác, hợp tác xã

VTV.vn - Với việc tham gia mô hình liên kết, trong những năm gần đây, nông dân ở huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp có thể biết trước lợi nhuận của từng vụ sản xuất.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.