Xử lý tin xấu tin giả tràn lan trên mạng xã hội

Nguyệt Hà (VTV9)Cập nhật 14:12 ngày 08/11/2019

VTV.vn - Sáng nay, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.

Những vấn đề nóng nhất, được dư luận quan tâm đã được các đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng như giải pháp nào để bảo vệ thông tin đời tư cá nhân; tình trạng trạng báo hóa các tạp chí và các trang thông tin điện tử; tình trạng giật tít giật gân tràn lan… Đặc biệt, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại trước vấn nạn tin giả, tin xấu độc hại đang tràn lan trên mạng xã hội. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, các thông tin xấu, độc chủ yếu trên các dịch vụ nền tảng dịch vụ xuyên biên giới như Facebook và Youtube. Bộ đã gỡ bỏ 207 tài khoản cá nhân, 46 tài khoản giả mạo các vị lãnh đạo Đảng nhà nước.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ đã có nhóm chuyên trách phối hợp xác định danh tính tài khoản này để xử lý, cũng cần có công cụ tự động để những tin xấu độc đã được định nghĩa tự động xoá bỏ. Bên cạnh đó, cần có hành lang pháp lý như ở các nước trong khối ASEAN, việc xử lý tin giả, tin xấu, độc rất được chú trọng và mang tính răn đe. Điển hình Singapore, những người tung tin có thể bị phạt đến hàng triệu đô la, thậm chí phải đi tù đến 10 năm. Việt Nam cũng sẽ ban hành quy định pháp luật về vấn đề này.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng thừa nhận tình trạng giật tít là vấn đề nhứt nhối kéo dài. Cá nhân bộ trưởng cũng thừa nhận trách nhiệm quản lý. Theo bộ trưởng, phóng viên trực tiếp viết bài, tổng biên tập phải có trách nhiệm chính trong vấn đề này. Tới đây, bộ cũng sẽ làm việc với các công ty công nghệ có phần mềm so sánh nội dung và nội dung giật tít để xử lý.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.