Bảo tồn và phát huy nghệ thuật thêu tay truyền thống

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 12/06/2022 21:35 GMT+7

Nghi thức rước, dâng hương Đức tổ nghề Lê Công Hành - người đã có công khai sáng và phát triển nghệ thuật thêu tay ở Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

VTV.vn - Nghề thêu tay truyền thống của Việt Nam qua hàng trăm năm vẫn luôn được đánh giá cao bởi sự công phu, tỉ mỉ và tinh tế.

Mỗi tác phẩm thêu tay chứa đựng bản sắc, tinh hoa văn hoá Việt. Nhiều hoạt động ý nghĩa trong ngày Giỗ Tổ nghề thêu (12 tháng 6 âm lịch), để tri ân các tổ nghề,  góp phần bảo tồn, gìn giữ nghề,  quảng bá nghệ thuật thêu tay truyền thống Việt Nam đến với người dân, du khách trong nước và Quốc tế.

Lễ giổ tổ nghề thêu được bắt đầu bằng nghi lễ tôn vinh Người Mẹ, người trao truyền  mũi thêu đầu tiên cho con gái.  Nhiều thế hệ phụ nữ Việt Nam, với Công - Dung - Ngôn - Hạnh, đã bền bỉ, thầm lặng gìn giữ và phát triển nghề thêu.

Lễ dâng "Qủa phúc Tổ tiên" còn là sự trở về trong tâm thức của người thợ thêu về Đức tổ Lê Công Hành, người có công khai sáng nghề thêu tại Việt Nam từ thế kỷ 17. Trải qua hàng trăm năm, những tác phẩm thêu từ áo dài, đến các vật dụng trang trí trong nhà, đặc biệt là tranh thêu 2 mặt đã góp phàn đưa hồn Việt, vẻ đẹp văn hóa, thiên nhiên, con người Việt Nam đi khắp thế giới.

30 nghệ nhân xuất sắc được trao giải thưởng "Bàn tay vàng". Mũi kim, sợi chỉ mong manh, qua đôi bàn tay khéo léo và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam, đã "thêu" nên những tinh hoa làng nghề Việt.

Nỗi niềm người giữ lửa nghề thêu Nỗi niềm người giữ lửa nghề thêu

VTV.vn - Được phong tặng Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Thái Văn Bôn chỉ mong danh hiệu giúp nghề thêu quê mình phát triển hơn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước