Công nhân bấp bênh vì dịch COVID-19

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 15/06/2021 21:42 GMT+7

VTV.vn - 2 năm hứng chịu 4 lần bùng phát dịch bệnh, cả doanh nghiệp và người lao động đang gồng mình chống đỡ. Hơn bao giờ hết, họ đang cần sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ.

10 năm gần đây, gia đình chị Nguyễn Thị Nhàn - công nhân Công ty TNHH IRITANNI Việt Nam - chưa bao giờ khó khăn như hiện nay. Dịch bùng phát, qua truy vết, mẹ chồng sống cùng là F2, 2 vợ chồng là F3 phải nghỉ việc 14 ngày.

Hết tự cách ly tại nhà, lúc quay lại làm việc thì chồng tiếp tục tạm nghỉ hưởng 70% lương, còn chị Nhàn bập bõm ngày làm ngày nghỉ... Gánh nặng để duy trì gia đình 5 người và bố mẹ chồng sống cùng ngày càng lớn.

Công  nhân bấp bênh vì dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Ảnh: Dân trí.

Còn chị Nguyễn Thị Tuyển - công nhân Khu công nghiệp Thăng Long - thuộc diện F2 vì chồng là F1. Những ngày anh phải đi cách ly tập trung thì chị cũng phải cách ly tại nhà với 3 con nhỏ. Thu nhập hơn 1 năm đã giảm sút, rồi phải nghỉ việc việc vì cách ly làm chị càng chán chường. May chủ nhà tốt bụng, vừa giảm tiền thuê trọ và hàng ngày mua giúp thức ăn nên chị gắng gượng qua.

Khi hết thời hạn cách ly, anh Nguyễn Văn Việt - chồng chị Tuyền - trở về cũng là lúc công ty hết việc. Tìm việc làm thêm không được, anh cũng chỉ loanh quanh ở nhà, sinh hoạt của 5 người trong nhà cũng chỉ trông vào mình chị Tuyền. Muốn đưa các con về quê để giảm chi phí nhưng quê nhà cũng khó khăn.

Trở lại gia đình chị Nhàn, ở trọ cùng với con, bà Nguyễn Thị Thanh Hương - mẹ chồng chị Nhàn - cũng cảm nhận được áp lực. Trước vợ chồng bà từ quê xuống ở cùng còn kiếm được việc lặt nhặt thêm đồng nọ, đồng kia đỡ các con nhưng dịch kéo dài - hai vợ chồng bà cũng chỉ ở nhà với cháu.

Giờ thì cả rau, gạo bà Hương đều nhờ quê chuyển xuống vì rẻ hơn ở khu trọ. Khó khăn, tiết kiệm đồng nào cũng là giảm áp lực cho các con lúc này.

Gói hỗ trợ lần 1 được Chính phủ ban hành vào tháng 4/2020 đã chia sẻ phần nào những khó khăn trong việc đảm bảo đời sống của doanh nghiệp và người lao động. Tuy nhiên, dịch kéo dài cả doanh nghiệp và người lao động đang mong chờ tiếp tục nhận được hỗ trợ để vượt qua dịch bệnh.

Cần hỗ trợ để vượt qua khó khăn

Căn nhà sau bao nhiêu năm vào Bình Dương làm công nhân giờ xuống cấp và chẳng còn lại tài sản gì bởi chị Nguyễn Thị Hoa - công nhân Nhà máy SK2, Thái Bình Group, Bình Dương - đã dồn hết vào để chạy chữa cho chồng sau vụ tai nạn. Bản thân chị cũng vừa xong ca phẫu thuật bỏ đi 1 mắt do bị khối u não chèn vào. Dịch bệnh, thu nhập ngày càng ít, chị lo lắng chẳng biết mình sẽ cầm cự được bao lâu.

Công  nhân bấp bênh vì dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Ảnh minh họa. Ảnh: Dân trí.

Hơn 1 năm qua, nhiều doanh nghiệp cũng phải vật lộn để vượt qua dịch. Tại Công ty PT-2000 có gần 300 công nhân nhưng tất cả đều đang nghỉ việc có trả lương và đóng BHXH tạm thời hết tháng 6. Dù vậy, doanh nghiệp vẫn phải chi gần 4 tỷ đồng để bảo dưỡng máy móc và mong muốn được hỗ trợ vay vốn để tái khởi động sản xuất và tạm hoãn đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân.

"Xin giảm bớt các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, đặc biệt là việc chứng minh tài chính của doanh nghiệp vì nó quá nhạy cảm" - ông Nguyễn Minh Sơn - Kế toán trưởng, Chủ tịch Công đoàn, Công ty PT-2000 nói.

Hàng nghìn lao động tự do điêu đứng, 'mắc kẹt' vì dịch COVID-19 Hàng nghìn lao động tự do điêu đứng, "mắc kẹt" vì dịch COVID-19

VTV.vn - Tác động của dịch COVID-19 đã khiến nhiều người lao động lâm vào tình cảnh thất nghiệp.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước