Hàng loạt công trình vi phạm ngang nhiên tồn tại trên hành lang thoát lũ sông Hồng

Quý Thông-Chủ nhật, ngày 21/04/2024 21:48 GMT+7

VTV.vn - Hành lang thoát lũ dọc sông Hồng đang bị xâm hại, đe dọa tới an toàn của người dân. Hàng loạt công trình vi phạm vẫn ngang nhiên tồn tại, thậm chí ngày càng mở rộng.

5 năm trở lại đây, 11.000 vụ vi phạm pháp luật về đê điều đã bị phát hiện. Tuy nhiên mới xử lý trên 20% vụ việc, một kết quả rất khiêm tốn so với yêu cầu.

Tại hành lang thoát lũ Sông Hồng, khu vực xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, hoạt động từ 5 năm nay, trạm trộn bê tông với nhà xưởng và kho bãi chất vật liệu xây dựng lên tới hơn 6.000 m2. Quy mô hoành tráng nhưng thực tế doanh nghiệp vẫn chưa được các cơ quan chức năng cấp phép hoạt động.

Hàng loạt công trình vi phạm ngang nhiên tồn tại trên hành lang thoát lũ sông Hồng - Ảnh 1.

Những công trình xây dựng vi phạm như một bức tường thành cản trở việc thoát lũ của dòng chảy sông Hồng.

Riêng trên địa bàn Hà Nội có hàng chục công trình xây dựng vi phạm hành lang thoát lũ. Theo quan sát, những công trình xây dựng vi phạm như một bức tường thành cản trở việc thoát lũ của dòng chảy sông Hồng.

"Chúng tôi chưa xác định được mức độ ảnh hưởng như thế nào", ông Đặng Hồng Cảnh, Phó Chủ tịch UBND xã Thống Nhất, Thường Tín, Hà Nội, cho hay.

Trong khi cấp huyện cho rằng, việc xử lý các công trình này nằm ngoài thẩm quyền, nên hồ sơ vi phạm đã được thiết lập từ 5 năm trước, nhưng đến nay mọi chuyện vẫn nằm trên giấy.

Còn tại Vĩnh Phúc, liên tục từ năm 2016 đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có nhiều văn bản yêu cầu địa phương xử lý quần thể công trình xây dựng kiên cố có quy mô lớn trên bãi sông thuộc địa phận huyện Vĩnh Tường do vi phạm pháp luật về đê điều. Tuy nhiên hiện vẫn không cơ quan nào xử lý được.

"Đã có chế tài xử phạt, mức xử phạt, thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về đê điều. Đối với cơ quan được giao trách nhiệm quản lý đê điều nhưng không thực hiện thì sẽ liên quan đến trách nhiệm xử lý theo luật về quản lý cán bộ, công chức", ông Trần Công Tuyên, Trưởng Phòng Quản lý đê điều, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, nói.

Một tảng đá được dựng lên để nhắc lại thảm họa vỡ đê sông Hồng hơn 100 năm trước khiến hàng chục nghìn người phải sơ tán, nó cũng là lời cảnh báo nghiêm khắc cho những gì diễn ra trong hiện tại.

Khai thác cát trái phép gây sạt lở và thay đổi dòng chảy của sông Hồng Khai thác cát trái phép gây sạt lở và thay đổi dòng chảy của sông Hồng

VTV.vn - Việc khai thác cát vượt quá mức và thiếu kiểm soát là nguyên nhân chính dẫn đến sạt lở và thay đổi dòng chảy của sông Hồng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước