Hỗ trợ sinh kế cho người bệnh lao

Quang Phồn, Đình Trung-Thứ năm, ngày 16/06/2022 19:35 GMT+7

VTV.vn - Chi phí để chẩn đoán, điều trị bệnh lao đều vượt quá 20% thu nhập hàng năm của các gia đình. Hiện nay, 70% người mắc trong độ tuổi lao động, 20.000 người mắc chưa có BHYT.

Việt Nam hiện vẫn là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới với hơn 172.000 người mắc bệnh và 10.400 người chết mỗi năm.

Sau 2 năm COVID-19 hoành hành, số bệnh nhân lao có xu hướng tăng trở lại do khả năng tiếp cận y tế trong thời kỳ dịch bệnh của mọi người bị hạn chế.

Hỗ trợ sinh kế cho người bệnh lao - Ảnh 1.

Trở về nhà sau một thời gian điều trị, bệnh lao của Nguyễn Thị Ngọc lại tái phát và con gái đang học lớp 8 cũng mắc bệnh. May mắn là chị được dự án hỗ trợ kinh phí 5 triệu đồng, bên cạnh đó, chị cũng vay thêm vốn 2 lần từ ngân hàng chính sách với gần 80 triệu đồng để cải tạo nhà cửa và chăn nuôi gà, vịt. Thu nhập từ việc này tuy không cao nhưng cũng giúp chị và gia đình vững tâm vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Chi phí để chẩn đoán và điều trị bệnh lao hiện đều vượt quá 20% thu nhập hàng năm của các hộ gia đình. Hiện nay, 70% người mắc lao đang ở trong độ tuổi lao động và 20.000 người mắc lao chưa có thẻ bảo hiểm y tế.

Trong gần 3 năm qua, Việt Nam cũng như thế giới phải tập trung mọi nguồn lực cho chống COVID-19. Giãn cách xã hội, khó tiếp cận cơ sở y tế trong đại dịch khiến nhiều người đã không được thăm khám định kỳ, được phát hiện sớm bệnh lao tiềm ẩn, việc điều trị bị gián đoạn, gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Trợ giúp để bệnh nhân lao vượt qua bệnh tật chính là một trong những giải pháp để tiến tới mục tiêu năm 2030 giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 20/100.000 người dân và giảm số người chết do bệnh lao.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước