Đổ ghèn mắt - Dấu hiệu nhỏ chớ coi thường

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, icon
05:00 ngày 27/03/2018

VTV.vn - Đổ ghèn mắt là triệu chứng nhiều người mắc phải nhưng lại ít được quan tâm. Xử trí đúng cách giúp người bệnh loại bỏ được các nguy cơ ở mắt như viêm kết mạc, giảm thị lực.

Đổ ghèn mắt - Dấu hiệu nhỏ chớ coi thường

Bộ phận bảo vệ mắt gồm: mí trên, mí dưới gồm hai điểm lệ (lỗ ghèn) trên và dưới tương ứng ở mí trên và mí dưới, và hệ thống tuyến nước mắt (tuyến lệ).

Bình thường, tuyến lệ tiết ra nước mắt, sau khi làm nhiệm vụ bôi trơn, làm sạch giác mạc (tròng đen) và kết mạc (tròng trắng) sẽ đổ về hồ lệ. Lúc này, trở thành nước mắt dơ, sẽ thoát qua hai điểm lệ nối với hai tiểu lệ quản trên và dưới xuống túi lệ và ống lệ mũi, rồi thoát vào khoang mũi và xuống họng. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, còn thừa một phần nước mắt dơ hòa lẫn với chất tiết của tuyến bờ mi dần tập trung vào khóe mắt tạo thành ghèn.

Các lý do đó có thể do bệnh lý như viêm kết mạc cấp, tắc lệ đạo, viêm giác mạc... hoặc do sinh lý bình thường như nóng trong người, vệ sinh mắt kém, tác động của môi trường, phấn trang điểm, xà phòng...

Tuy nhiên, bỗng dưng ghèn đổ nhiều hơn bình thường, có màu vàng như mủ, kéo dài từ 2 - 3 ngày trở lên có thể là dấu hiệu của viêm kết mạc cấp, tắc lệ đạo.

Xử trí đổ ghèn mắt đúng cách

Khi có dấu hiệu mắt bị đổ ghèn bạn cần vệ sinh mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% để làm ướt và loại bỏ ghèn một cách dễ dàng hơn. Với những trường hợp nhẹ, bạn chỉ cần nhỏ thuốc nhỏ mắt khoảng từ 3 - 5 ngày là khỏi. Nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn kèm theo các biểu hiện đau nhức mắt, sưng tấy, mẹ cần cho bé đi khám càng sớm càng tốt.

Đổ ghèn mắt - Dấu hiệu nhỏ chớ coi thường - Ảnh 1.

Thăm khám và nhỏ thuốc mắt thường xuyên ngừa các vấn đề về mắt

Thông thường việc điều trị viêm kết mạc là dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh nếu dùng không đúng cách có thể sẽ phản tác dụng, do đó bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ và uống thuốc theo đúng chỉ định bác sĩ không tự ý dùng hoặc điều chỉnh thuốc.

Ngoài ra, bạn có thể dùng khăn nhúng nước ấm rồi massage nhẹ nhàng vùng mắt và mũi khoảng 2 - 3 lần/ngày. Việc làm này sẽ giúp đẩy nhanh các chất dịch nhầy bị tắc trong ống dẫn ra ngoài. Nếu mắt bị đổ ghèn do dị ứng bạn cần xác định đúng "thủ phạm" và trẻ tránh xa chất này.

Nếu đổ ghèn mắt kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, cần tìm đến chuyên khoa mắt để thăm khám và điều trị kịp thời.

Cùng chuyên mục