Mối liên hệ giữa độ tuổi, sinh sản và ung thư buồng trứng

P.V, icon
04:24 ngày 20/04/2018

VTV.vn - Những chị em dậy thì sớm, mãn kinh muộn, sinh con đầu lòng muộn, tuổi tác cao có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng nhiều hơn những người khác.

Có mối liên hệ giữa sự phát triển của ung thư buồng trứng với tuổi tác (độ tuổi dậy thì, độ tuổi sinh con đầu lòng) ở mỗi người phụ nữ. 

Tuổi tác và ung thư buồng trứng

Mối liên hệ giữa độ tuổi, sinh sản và ung thư buồng trứng - Ảnh 1.

Ung thư buồng trứng thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi, trên 50 tuổi.

Ung thư buồng trứng không thường gặp ở phụ nữ dưới 40 tuổi. Đa số các trường hợp mắc bệnh nằm trong độ tuổi từ 55 đến 64. Bệnh thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh. 

Theo đó, độ tuổi 55-64 tỷ lệ chị em mắc bệnh đạt 23,6% (Theo nghiên cứu SEER, 2007-2011)

Cũng theo báo cáo SEER 2007-2011, tỷ lệ sống sau khi điều trị ung thư cũng khác nhau tùy theo nhóm tuổi. Tỷ lệ tử vong cao nhất xảy ra ở phụ nữ độ tuổi từ 75 đến 84 chiếm 25,8%

Các yếu tố nguy cơ ung thư buồng trứng liên quan đến sinh sản

Mối liên hệ giữa độ tuổi, sinh sản và ung thư buồng trứng - Ảnh 2.

Sinh con đầu lòng muộn làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.

Việc có kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn, sinh con đầu lòng muộn hoặc không sinh con đều có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng ở chị em phụ nữ. Cụ thể:

- Phụ nữ có kinh nguyệt lần đầu trước 12 tuổi, có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn so với những người có kinh nguyệt muộn hơn. 

- Phụ nữ mãn kinh muộn sau 50 tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

- Không sinh con hoặc sinh con đầu lòng muộn cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Ngược lại nếu sinh con đầu lòng trước 26 tuổi, nguy cơ buồng trứng thấp hơn.

Các yếu tố nguy cơ khác gây ung thư buồng trứng

- Tiền sử gia đình: Bạn có nhiều khả năng phát triển ung thư buồng trứng nếu mẹ bạn, chị em, hoặc con gái đã bị bệnh. 

- Đột biến gen: Nếu trong gia đình có người mang gen đột biến chẳng hạn như BRCA1 và BRCA2 sẽ làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng. Mang đột biến gen BRCA cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú.

- Những phụ nữ đã từng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú cũng có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng.

- Thừa cân - béo phì: Phụ nữ béo phì, đặc biệt chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên, cũng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.

- Vô sinh hoặc sử dụng liệu pháp thay thế hormon sau thời kỳ mãn kinh (đặc biệt là nếu bạn chỉ dùng estrogen) trong năm năm trở lên cũng có khả năng cao mắc bệnh.

Làm thế nào để giảm nguy cơ ung thư buồng trứng?

Mối liên hệ giữa độ tuổi, sinh sản và ung thư buồng trứng - Ảnh 3.

Cho con bú giúp giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, có một vài cách giúp giảm nguy cơ ung thư buồng trứng:

- Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày ít nhất 3-6 tháng trở lên làm giảm nguy cơ mắc bệnh. 

- Cho con bú cũng làm giảm nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng.

- Thắt ống dẫn trứng có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng khoảng hai phần ba. 

- Cắt bỏ tử cung có thể làm giảm nguy cơ khoảng một phần ba. 

- Ở những phụ nữ có những đột biến gen BRCA, loại bỏ buồng trứng có thể làm giảm rủi ro mắc bệnh khoảng 80-90%.

Cùng chuyên mục