Nhóm đối tượng dễ bị ung thư dạ dày "ghé thăm"

PV, icon
05:37 ngày 27/03/2018

VTV.vn - Bác sĩ Đỗ Tuyết Mai – hiện đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về nguy cơ mắc phải ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày là bệnh ở đường tiêu hóa rất nguy hiểm và có thể gặp phải ở nhiều đối tượng, trong độ tuổi trên 40. Thông qua cuộc trao đổi với bác sĩ Đỗ Tuyết Mai (công tác tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc) sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Tôi bị viêm dạ dày dương tính với HP thì có thể mắc ung thư dạ dày không?

Có nhiều khả năng bị ung thư dạ dày. Lý do là bởi vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây ra các vết loét ở dạ dày, đau dạ dày. Nếu vi khuẩn HP không được điều trị triệt để chúng sẽ tiến triển mạnh một thời gian dài trong dạ dày làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Nhóm đối tượng dễ bị ung thư dạ dày ghé thăm - Ảnh 1.

Ung thư dạ dày có liên quan tới vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP có thể sinh sống dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày, trong mảng bám thức ăn quanh chân răng, nước bọt. Chúng dễ lây lan từ người này sang người khác khi sử dụng chung vật dụng ăn uống, mớm cơm cho trẻ… Vì thế, khi nhiễm vi khuẩn HP cần chủ động phòng ngừa bệnh cho những người trong gia đình.

Ung thư dạ dày có liên quan tới thuốc lá không?

Có liên quan. Những người hút thuốc lá có 40% nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu, những người nghiện thuốc lá nặng tỷ lệ mắc ung thư dạ dày có thể cao tới 82% so với người không hút thuốc lá. Người nghiệm rượu cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Thường xuyên ăn đồ ăn nhanh có nguy cơ bị ung thư dạ dày không?

Chế độ ăn cũng được cho là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Theo đó những người có chế độ ăn không khoa học như ăn quá mặn, ăn nhiều thực phẩm hun khói, các loại thịt đỏ, thịt chế biến sẵn… có thể gây hại cho dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Nhóm đối tượng dễ bị ung thư dạ dày ghé thăm - Ảnh 2.

Những người thường xuyên ăn uống không khoa học cũng có thể bị ung thư dạ dày

Cân nặng có liên quan tới ung thư dạ dày?

Đúng vậy, việc thừa cân - béo phì cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Lý do là bởi người thừa cân béo phì thường bị trào ngược dạ dày - thực quản. Tình trạng trào ngược dạ dày sẽ gây viêm loét mạn tính làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Theo thống kê, người béo phì có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao gấp 2 lần người không bị béo phì.

Nếu có người nhà bị ung thư dạ dày liệu tôi có khả năng mắc bệnh?

Có. Hầu hết những những người có người thân mắc ung thư dạ dày đều có nguy cơ cao bị bệnh. Do ung thư dạ dày có tính di truyền.

Nhóm đối tượng dễ bị ung thư dạ dày ghé thăm - Ảnh 3.

Ung thư dạ dày có thể di truyền nếu trong gia đình có người mắc bệnh

Vậy làm thế nào để biết mình có mắc ung thư dạ dày hay không?

Tầm soát ung thư dạ dày định kỳ là phương pháp hiệu quả giúp phát hiện sớm bệnh. Theo đó những người thuộc các đối tượng vừa nêu trên cần chủ động tầm soát sớm ung thư dạ dày. Việc tầm soát ung thư sẽ giúp phát hiện bệnh ngay từ khi chưa có triệu chứng cụ thể để kịp thời điều trị.

Cùng chuyên mục