Tự ứng cử với ý đồ xấu, phá hoại bầu cử không bao giờ được cử tri chấp nhận

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 07/05/2021 21:04 GMT+7

VTV.vn - Một số phần tử chống đối dù biết rất rõ mình không thể đáp ứng đủ tiêu chuẩn của ĐBQH nhưng vẫn đi tự ứng cử.

Diễn ra ngay sau khi Đại hội XIII của Đảng kết thúc thành công rất tốt đẹp, việc tổ chức thành công cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 sẽ tiếp tục góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Và một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng hiện nay là việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu có đủ đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Tuy nhiên, đi ngược với mong muốn của người dân Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội chính trị lại hằn học, chống đối và tìm nhiều cách phá hoại cuộc bầu cử.

Bằng việc xuyên tạc thông tin, đưa ra những bình luận, đánh giá phiến diện, một chiều, quy chụp, các đối tượng xấu đang tìm mọi cách hướng lái dư luận theo hướng tiêu cực, tạo ra những hoài nghi, gieo rắc nhận thức sai lầm liên quan đến công tác bầu cử.

Một trong những chiêu trò rất tinh vi là họ đã lợi dụng việc "tự ứng cử" để gây rối, phá hoại bầu cử. Đó là việc một số phần tử chống đối, dù biết rất rõ mình không thể đáp ứng đủ tiêu chuẩn của ĐBQH, đặc biệt là các tiêu chuẩn trung thành với Hiến pháp; gương mẫu chấp hành pháp luật, thậm chí có người vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhưng vẫn đi tự ứng cử. Khi không đủ điều kiện và bị loại khỏi các vòng hiệp thương, các đối tượng rêu rao rằng: Đảng Cộng sản cố tình "cản trở" người ngoài Đảng tự ứng cử. Nhưng thực tế thì sao?

Trong tháng 3 vừa qua, 2 đối tượng là Lê Trọng Hùng và Trần Quốc Khánh, đã bị bắt tạm giam về tội: "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Suốt 3 năm qua, Trần Quốc Khánh liên tục đăng tải các bài viết, hoặc livestream xuyên tạc, nói xấu chính quyền. Còn Lê Trọng Hùng thì tự đóng vai là một nhà dân chủ, bình luận một cách méo mó các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Tự ứng cử với ý đồ xấu, phá hoại bầu cử không bao giờ được cử tri chấp nhận - Ảnh 1.

Thế nhưng, một số phần tử phản động trong và ngoài nước nhân cớ này đã lên tiếng cho rằng, Hùng và Khánh bị bắt là vì lý do "tự ứng cử Đại biểu Quốc hội".

Tự ứng cử với ý đồ xấu, phá hoại bầu cử không bao giờ được cử tri chấp nhận - Ảnh 2.

1 nhân vật tự ứng cử đại biểu Quốc hội đã thất bại ngay trong cuộc bỏ phiếu lấy tín nhiệm cử tri nơi cư trú trước đó chuyên có những bài viết xuyên tạc về lịch sử đất nước trên MXH.

Mặc dù không được tín nhiệm từ những cử tri gần nhất nhưng nhân vật này lại cố tình rêu rao rằng quyền lựa chọn, giới thiệu là nằm trong tay cấp ủy Đảng, nên mất dân chủ. Nhân cớ này, các thế lực xấu đã đề nghị sửa luật bầu cử, xóa quy định về Hiệp thương và không cần tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú.

Theo nhà báo Phan Đăng Trường (Báo Công an Nhân dân): "Các đối tượng cũng thừa biết rằng bản thân họ sẽ bị cử tri tẩy chay và không có cơ hội để trúng cử. 

Vậy tại sao họ làm như vậy? Mục đích là nhằm khuếch trương đánh bóng ngược, nhằm tạo ra một cái tên ảo và sự nổi danh ngược trên mạng Internet để các thế lực chống đối ở hải ngoại biết đến và khuếch trương, đưa lên mạng, đưa ra thành một chiến dịch là rất rầm rộ và quy chụp rằng bầu cử thì là hình thức".

PGS.TS Nguyễn Ngọc Đào - đại biểu Quốc hội khóa XI, XII - cho biết: "Năm 2002, tôi tự ứng cử vào Quốc hội khóa XI. Báo chí nước ngoài, những tờ báo lớn quay về Việt Nam gặp tôi, khẳng định rằng tôi sẽ không vào được, đó chẳng qua là sự dân chủ hình thức, nhưng tôi khẳng định nếu tôi đủ tiêu chuẩn thì nhân dân sẽ bầu tôi, và cuối cùng kết quả cho thấy nhân dân đã bầu tôi với số phiếu khá cao, điều này chứng tỏ rằng không phải một ai đó hoặc là một thế lực nào đó làm cho tôi phải trúng, mà chắc chắn tôi trúng do nhân dân đã lựa chọn".

Từ chủ trương, chính sách của Đảng đến Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước đều khuyến khích người có đức, có tài tự ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân để góp sức xây dựng đất nước. Còn những kẻ tự ứng cử với ý đồ xấu, để phá rối, gây hại cuộc bầu cử thì đương nhiên không bao giờ được cử tri chấp nhận, ủng hộ.

Một trong những âm mưu, thủ đoạn nữa nhằm phá hoại trực tiếp cuộc bầu cử đó các thế lực thù địch, phần tử bất mãn tung ra những luận điệu nhằm phủ nhận vai trò của Quốc hội như là: "vai trò thực của Quốc hội là giả hiệu", "không đại diện cho lợi ích nhân dân và quyền lợi đất nước", rồi tìm mọi cách hạ thấp uy tín, phủ nhận những đóng góp của một số đại biểu Quốc hội.

Xuyên tạc, phủ nhận vai trò của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc

Một phiên thảo luận Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV. Sau những phiên thảo luận đầy tâm huyết, trách nhiệm, có tính phản biện cao như thế này, các đại biểu Quốc hội đánh giá cần phải dành thêm nhiều thời gian để hoàn thiện dự Luật phức tạp này. Cuối cùng, Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) đã được thông qua sau 3 kỳ họp, được cử tri và nhân dân đánh giá cao.

Thế nhưng các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí đã liên tục xuyên tạc, bôi nhọ với các luận điệu: Quốc hội không làm tròn chức trách là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất hay phần lớn đại biểu Quốc hội chỉ bấm nút bỏ phiếu mà không có đề xuất nào hiệu quả.

Không chỉ phủ nhận vai trò của Quốc hội, một số tổ chức, cá nhân chống phá, thiếu thông tin đã liên tục đăng tải các bài viết với những luận điệu sai sự thật nhằm bôi nhọ, phủ nhận vai trò của Mặt trận Tổ quốc. Họ xuyên tạc rằng, những vòng hiệp thương do Mặt trận các cấp tổ chức chỉ là hình thức. Nhưng thực tế thì sao?

Hội nghị hiệp thương lần thứ ba do Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội tổ chức mới đây. Có 2 ứng viên có kết quả biểu quyết trên 50%, thậm chí có người còn trên 85%, nhưng không có trong danh sách chính thức sau khi Hội nghị thống nhất lấy đủ số ứng viên theo tỷ lệ biểu quyết từ trên xuống dưới.

Ông Hoàng Xuân Nguộn - Thường trực Hội Người cao tuổi TP. Hà Nội - cho biết: "Hiệp thương lần thứ ba vừa rồi là hết sức tốt đẹp bởi vai trò của MTTQ TP và các cấp được phát huy cao độ. Đảm bảo dân chủ đúng pháp luật với tinh thần xây dựng, đầy trách nhiệm trước cử tri trước các ứng viên, tất cả các tỷ lệ đều minh bạch, còn công khai rất rõ ràng trên danh sách, báo cáo. Hội nghị hiệp thương lần ba đã lấy tín nhiệm từng người một. Cái đó rõ ràng là dân chủ".

Để chống phá, các thế lực xấu còn liên tục xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử. Rồi còn bịa đặt, vu cáo rằng ở Việt Nam làm gì có dân chủ trong bầu cử, ứng cử, có chăng chỉ là hình thức, kết quả đã được sắp đặt trước nên đã kêu gọi tẩy chay bầu cử. Trắng trợn hơn là đưa ra những yêu sách như: Đảng Cộng sản không được tham gia vào công tác bầu cử, không được thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo công tác bầu cử và từ bỏ quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đó là những luận điệu và đòi hỏi hết sức phi lý.

Vạch trần chiêu bài mượn áo 'tự ứng cử' để phá hoại bầu cử Vạch trần chiêu bài mượn áo "tự ứng cử" để phá hoại bầu cử

VTV.vn - Chiêu trò mượn áo "tự ứng cử" của các đối tượng chống đối nhằm reo rắc trong dư luận những quan điểm lệch lạc sai trái, phá hoại bầu cử.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước