An toàn y tế trường học còn nhiều bất cập

Thanh Hải (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ ba, ngày 18/02/2020 14:47 GMT+7

VTV.vn - Từ đau bụng, gãy tay, tới ngộ độc, phát sốt… tại nhiều trường học, những tình huống khẩn cấp tại chỗ của các em học sinh được chăm sóc bởi những nhân viên y tế kiêm nhiêm.

TP.HCM: Nhiều trường thiếu nhân viên y tế chuyên trách

Thiếu nhân viên y tế chuyên trách - thực trang đang gây nhiều khó khăn, đặc biệt trong mùa dịch bệnh này.

Chưa nói tới dịch bệnh, chỉ dừng lại ở những chấn thương thông thường thôi, việc chưa có vị trí nhân viên y tế chuyên trách tại các trường học cũng đã gây ra không ít lo lắng cho các bậc phụ huynh.

Thủ quỹ kiêm công tác văn thư, còn văn thư phân công công tác kế toán. Vì không được tuyển kế toán mới và đối với y tế thì phải hợp đồng ngoài… Đủ thứ bệnh té ngã, chấn thương đầu, chấn thương tay, gãy tay, gãy chân, đau bụng, ngộ độc thực phẩm, sốt phát ban… - những tình huống khẩn cấp tại chỗ của các em học sinh đang được chăm sóc bởi những nhân viên y tế kiêm nhiệm. mặc dù là nhân viên kiêm nhiệm nhưng các giáo viên trong trường cố gắng hết sức có thể để giúp phụ huynh yên tâm và các bé có thể có sức khỏe tốt nhất.

Hiện nay, mặc dù học sinh cả nước đang được nghỉ học để phòng tránh lây nhiễm CCOVID-19 (nCoV) nhưng tại các trường học, việc chuẩn bị các biện pháp để đảm bảo an toàn cho học sinh khi trở lại trường vẫn liên tục được triển khai.

Cao điểm dịch bệnh cho thấy việc đảm bảo an toàn y tế ở trường học là rất quan trọng. Trong khi đó, tại TP.HCM, nhiều trường hiện nay vẫn còn thiếu đội ngũ nhân viên y tế chuyên trách. Chính vì vậy, công tác y tế phải bố trí nhân viên kiêm nhiệm. Điều này đã gây ra không ít những khó khăn trong hoạt động của nhà trường.

Tại nhiều trường mầm non phải sắp xếp cho nhân viên kế toán hoặc nhân viên thủ quỹ kiêm nhiệm công việc của nhân viên y tế. Tại quận Bình Tân, có đến 10/25 trường mầm non công lập phải bố trí nhân viên kiêm nhiệm công tác y tế.

Dưới góc nhìn của một bác sĩ gần 30 năm gắn bó với công tác y tế trường học ở trường học, bác sĩ Huỳnh Trung Tuần nhận định, công tác an toàn trường học là quan trọng nhất và phải là ưu tiên hàng đầu.

Từng trải qua nhiều lần sơ cứu cho học sinh, bác sỹ Tuần cũng cho biết, nếu không có chuyên môn y khoa, thì hậu quả rất lớn. Chính vì vậy, nếu không có nhân viên y tế chuyên trách trong trường học sẽ rất khó để chủ động xử lý với những tình huống khẩn cấp tại chỗ.

Tinh giản biên chế: 2 nhân viên làm 4 vị trí công việc

Theo quy định của Thông tư 06/2015 thì tại các trường mầm non công lập, 4 vị trí việc làm là: kế toán, văn thư, thủ quỹ, y tế chỉ được bố trí 2 biên chế. Chính vì vậy, nhiều trường đã phải bố trí kiêm nhiệm: Nhân viên kế toán hoặc văn thư kiêm nhân viên y tế.

Từ năm 2017, khi Bộ GD và ĐT ban hành Thông tư 16, quy định trên cũng được áp dụng cho các trường tiểu học có từ 27 lớp học trở xuống và không tuyển mới chức danh nhân viên y tế tại trường học. Nếu trường nào có nhân viên y tế nghỉ việc, trường đó sẽ phải tự sắp xếp, bố trí nhân viên kiêm nhiệm hoặc thuê ngoài.

Nỗ lực đảm bảo an toàn y tế trường học trong mùa dịch

Thiếu nhân viên y tế đã gây ra không ít khó khăn cho các trường, đặc biệt là trong đợt dịch bệnh này. Tuy nhiên, các trường học cũng đã tìm nhiều giải pháp để khắc phục với quyết tâm đảm bảo an toàn cho học sinh.

Mặc dù tự xoay xở để đảm bảo an toàn cho học sinh trong trường học, tuy nhiên, đây cũng chỉ là những việc làm mang tính ứng phó. Theo các chuyên gia và những người làm công tác giáo dục, không chỉ trong lúc dịch bệnh, việc bố trí một người có chuyên môn y tế để xử lý những các tình huống y khoa tại chỗ ở các trường học là rất quan trọng.

Liên quan tới bất cập khi thiếu nhân viên y tế chuyên trách tại các trường, TP.HCM đã nhiều lần kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo có định hướng mở trong biên chế giáo viên, đặc biệt, kiến nghị Bộ xem xét lại nội dung Thông tư liên tịch số 06 và 16, quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập.

Có ý kiến cho rằng, trong lúc chờ đợi thay đổi, bổ sung, các trường nên chủ động xã hội hóa nguồn lực tại chỗ để đảm bảo công tác an toàn y tế trong trường học, đặc biệt đối với khối mầm non, tiểu học, những nơi mà vốn công tác đảm bảo an toàn trường học luôn là ưu tiên được đặt lên hàng đầu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước