Siết quảng cáo YouTube - người chấp hành, người than khó

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ sáu, ngày 21/06/2019 19:47 GMT+7

VTV.vn - Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố danh sách hơn 60 nhãn hàng quảng cáo trên các kênh YouTube có nội dung xấu, độc hại.

Việc quảng cáo của doanh nghiệp có gắn vào các clip xấu, độc hại trên YouTube được coi là hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo, đồng thời ảnh hưởng đến chính uy tín của các thương hiệu, doanh nghiệp. Theo báo cáo giải trình của các doanh nghiệp, có đơn vị chấp nhận dừng các hoạt động quảng cáo nhưng cũng có những đơn vị than khó và đưa ra những lý do rất khác nhau.

Trong số 60 doanh nghiệp bị tuýt còi do có quảng cáo gắn liền với các clip có nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật, có cả các doanh nghiệp lớn trên thị trường như Grab, FPT shop, Shopee, Samsung Việt Nam và nhiều trường đại học danh tiếng trong nước như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học thương mại. Trước những vi phạm này, đã có ít nhất 15 doanh nghiệp lên tiếng giải trình với Bộ Thông tin và truyền thông.

Hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng họ không thể kiểm soát được các nội dung quảng cáo.

Phần lớn doanh nghiệp than khó nhưng theo các chuyên gia, việc quản lý nội dung quảng cáo, doanh nghiệp phải là người làm chặt chẽ và nghiêm túc đầu tiên.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, việc chấn chỉnh các hoạt động này hiện chưa đạt hiệu quả, chính là do chế tài xử phạt của Việt Nam còn nhẹ so với lợi nhuận YouTube có thể thu lại từ các quảng cáo.

Việc quản lý chặt chẽ quảng cáo trên nền tảng YouTube là hoàn toàn có thể thực hiện được. Khi các nội dung xấu không còn đất sống, các nhà phát triển nội dung 'tử tế" sẽ nhận được nhiều quảng cáo hơn, có doanh thu tốt hơn và tiếp tục phát triển môi trường số lành mạnh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước